Cần cơ chế thu hút nhân tài đến làm việc ở Buôn Ma Thuột

(PLO)- Nghị quyết cơ chế đặc thù thí điểm cho Buôn Ma Thuột chỉ là một phần trong gói giải pháp được kỳ vọng sẽ mang lại vị thế mới cho đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên này.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 7-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về: “Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”.

Theo đại biểu (ĐB) Thạch Phước Bình (Trà Vinh), để Buôn Ma Thuột thực sự vươn mình trở thành đầu tàu kinh tế không chỉ của tỉnh Đắk Lắk mà của cả vùng Tây Nguyên thì cần sự đổi mới quyết liệt, kịp thời về cải cách hành chính, thủ tục phê duyệt dự án, đầu tư, công tác tổ chức cán bộ, biên chế…

Sáng 7-11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (giữa, hàng trên) chủ trì thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết về: ‘’Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk’’. Ảnh: Quochoi.vn

Sáng 7-11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (giữa, hàng trên) chủ trì thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết về: ‘’Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk’’. Ảnh: Quochoi.vn

ĐB Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) nêu cơ chế thu hút các chuyên gia, nhà khoa học có tài năng đặc biệt sẽ được miễn thuế nếu làm việc ở Buôn Ma Thuột.

“Người tài năng đặc biệt còn mong muốn được đóng thuế và đó cũng là thước đo thương hiệu của các chuyên gia. Thiết nghĩ điều mà các chuyên gia, nhà khoa học có tài năng đặc biệt mong muốn là có cơ chế và môi trường làm việc tự chủ, sáng tạo để cống hiến trí tuệ, tài năng đặc biệt của mình, tạo ra các sản phẩm có ích cho xã hội” - bà Thủy nói.

Còn ĐB Lý Tiết Hạnh (Bình Định) cho rằng chính sách được quy định trong nghị quyết phải đủ mạnh và không dàn trải. Từ đó, ĐB tỉnh Bình Định đề xuất nghiên cứu bổ sung, cụ thể hóa các quy định chính sách để đảm bảo không xung đột với các chính sách khác và đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đề ra bao gồm chính sách về xây dựng; bảo vệ, phát triển các vùng nguyên liệu.

“Ngành cà phê không thể phát triển đơn độc, do đó bên cạnh việc phát triển vùng nguyên liệu cà phê thì rất cần phát triển các nguyên liệu khác có thể trở thành sản phẩm sau cà phê, sản phẩm phụ trợ cho cà phê” - ĐB Lý Tiết Hạnh nói và cho rằng song hành với đó là chính sách việc làm, thu nhập cho người lao động trong các lĩnh vực cà phê và nguyên liệu nói chung.

Giải trình trước các ý kiến của ĐB Quốc hội cho rằng cơ chế thí điểm cho Buôn Ma Thuột là chưa đủ mạnh, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết nguyên tắc của thí điểm là không phá vỡ hệ thống pháp luật chung đã xây dựng thống nhất. Vậy nên tính tương đồng, tương quan và phạm vi địa giới áp dụng là điều phải tuân thủ dù là ở cấp huyện như Buôn Ma Thuột hay cấp tỉnh như các địa phương đã được thí điểm trước đó.

Ngoài ra, cũng theo Bộ trưởng Dũng, nghị quyết cơ chế đặc thù thí điểm cho Buôn Ma Thuột chỉ là một phần trong gói giải pháp được kỳ vọng sẽ mang lại vị thế mới cho đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm