Cắt giảm đường và tinh bột có thể giúp ích cho bệnh hội chứng ruột kích thích

(PLO)- Nghiên cứu mới của Ấn Độ tiết lộ rằng việc cắt giảm thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột có thể giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nó gây ra đau bụng, khó chịu và thay đổi thói quen đi tiêu.

Cắt giảm đường và tinh bột có thể giúp ích cho bệnh hội chứng ruột kích thích.jpg
Nghiên cứu mới của Ấn Độ tiết lộ rằng việc cắt giảm thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột có thể giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, chất nhầy trong phân và cảm giác đi ngoài không hết.

Khuyến nghị về chế độ ăn uống hiện tại cho hội chứng ruột kích thích được gọi là chế độ ăn ít FODMAP. Đây là chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, được kiểm soát, trong đó danh sách các loại thực phẩm được phép/không được phép phải được tuân thủ một cách nhất quán. Chế độ ăn này cũng loại trừ gluten và lactose.

Bodil Ohlsson, một giáo sư tại Đại học Lund và là cố vấn tại Bệnh viện Đại học Skane Ấn Độ, đã tìm hiểu vai trò của đường và tinh bột trong hội chứng ruột kích thích.

Một nghiên cứu trước đây do Giáo sư Ohlsson thực hiện cho thấy chế độ ăn ít tinh bột và sucrose (SSRD) làm giảm đáng kể các triệu chứng của ruột kích thích như đau tái phát, đau bụng, tiêu chảy và/hoặc táo bón. Cần tránh các loại đồ ngọt, thực phẩm chế biến nhiều và các bữa ăn sẵn.

Nghiên cứu mới nhất, được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, đề cập đến cách chế độ ăn chế độ ăn ít tinh bột và sucrose so sánh với khuyến nghị chế độ ăn hiện tại cho hội chứng ruột kích thích, chế độ ăn ít FODMAP.

Theo Giáo sư Bodil Ohlsson cho biết: "Nghiên cứu đã triển khai vào năm 2022 để so sánh chế độ ăn ít tinh bột và sucrose và Low FODMAP. 155 bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích đã được đưa vào và phân bổ ngẫu nhiên để tuân theo chế độ ăn ít tinh bột và sucrose hoặc Low FODMAP trong bốn tuần. Họ không được phép ăn kiêng khi bắt đầu thử nghiệm, mà thay vào đó là ăn 'mọi thứ'".

Những người tham gia trong cả hai nhóm đều phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của từng chế độ ăn. Tuy nhiên, họ đã chọn tần suất hoặc mức độ thường xuyên ăn của mình.

Giảm tinh bột và đường giúp ích gì cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

Cải thiện các triệu chứng

Ở cả hai nhóm, bất kể chế độ ăn uống, các triệu chứng ruột kích thích đều cải thiện ở 75-80% ở bệnh nhân.

Giảm cân

Nhóm tham gia ăn chế độ ăn ít tinh bột và sucrose giảm cân nhiều hơn sau bốn tuần.

Giảm cơn thèm đường

Cơn thèm đường cũng giảm nhiều nhất ở nhóm này, đây là điều tích cực, vì bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích có cân nặng trung bình cao hơn người khỏe mạnh.

Theo NDTV

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm