Những ngày qua, dư luận dậy sóng với câu chuyện tránh chủ nhà Việt Nam ở bán kết SEA Games 31 và mang câu chuyện “trận cầu thối” Thái Lan và Indonesia lượt trận cuối trên sân Thống Nhất hồi Tiger Cup 98 ra so sánh.
Thực tế hai trường hợp này rất khác nhau về bản chất trước lượt trận cuối cùng bảng B SEA Games chiều và tối nay 16-5.
|
U-23 Indonesia, nhì bảng A, vào bán kết SEA Games 31. Ảnh: ANH PHƯƠNG |
Theo lịch thi đấu thì hai trận bán kết SEA Games 31 diễn ra tại sân Việt Trì và sân Thiên Trường, trong đó, trận đấu của U-23 VN diễn ra trên sân Việt Trì.
Và sau khi đánh bại Đông Timor, VN chính thức lên ngôi đầu bảng A và đội nhất bảng được ở lại sân Việt Trì đá bán kết như lợi thế thường thấy trong bóng đá. Trong khi đó hồi Tiger Cup 98, đội nhất bảng B (thi đấu ở TP.HCM) phải bay ra Hà Nội (mất ưu thế quen sân) đá bán kết.
|
Malaysia....đang chiếm vị trí ngôi nhất bảng B. Ảnh: A.PHƯƠNG |
Chính vì lẽ đó, trận cuối cùng bảng B giữa Indonesia và Thái Lan trên sân Thống Nhất, các chân chút hai đội không chịu ghi bàn vào lưới đối phương.
Đến phút cuối cùng trận đấu, tiền vệ Effendi của Indonesia đá phản lưới nhà lộ liễu để đội nhà thua Thái Lan. Điều này nhằm mục đích giúp Indonesia xuống nhì bảng khỏi ra Hà Nội gặp chủ nhà Việt Nam ở bán kết và đẩy Thái Lan phải bay ra Hà Nội gặp VN (và Thái Lan thua 0-3).
Nhưng câu chuyện lần này hoàn toàn khác Tiger Cup 98. Trước lượt trận cuối bảng B SEA Games 31, Malaysia đang đứng đầu bảng hơn Thái Lan 1 điểm.
Chiều nay 16-5, Malaysia được đánh giá rất mạnh chỉ cần thắng “kèo dưới” Campuchia (đã bị loại) là họ nhất bảng. Nếu làm được điều này, Malaysia sẽ ở lại “sân quen” Thiên Trường đá tiếp bán kết gặp Indonesia, đồng thời tránh được chủ nhà VN.
|
Thái Lan và Malaysia đâu gặp nhau ở lượt trận cuối để mà....tránh ngôi đầu, mặt khác VN đang nhất bảng A. Ảnh: A.PHƯƠNG |
Trong khi đó, Thái Lan muốn lên ngôi nhất bảng thì phải đánh bại Lào, đồng thời trước đó Malaysia không thể thắng Campuchia. Malaysia và Thái Lan cũng không đối đầu với nhau ở trận cuối vòng bảng như hồi Tiger Cup 98. Vì lẽ đó, sẽ khó có yếu tố tiêu cực ở đây.
Hai sự việc rất khác nhau, nếu không muốn nói rất khác nhau về bản chất...
Lần đốt đền đó Effenfi bị xử ra sao? Sau sự cố “đốt đền” phản thể thao, phản bóng đá đó của Effendi, LĐBĐ châu Á (AFC) đã ra án phạt treo giò Effendi ba năm. Sau đó, án treo giò dành cho Effendi giảm xuống còn 1,5 năm. Với một cầu thủ chuyên nghiệp, nghỉ đá đỉnh cao 1,5 năm thì coi như...khó. Khi mãn hạn treo giò 1,5 năm Effendi trở lại bóng đá nhưng chỉ đá chưa trọn một mùa rồi giã từ sự nghiệp. |