'Chức năng mới' của trực thăng UH-1 tại Mỹ

Theo chiến lược đề ra, DNR sẽ khẩn trương thực hiện việc dập tắt lửa trong gang tấc trước khi đám cháy lan rộng và việc quản lý trở nên tốn kém. Các chiếc trực thăng nói trên do tập đoàn Bell UH-1 Iroquois chế tạo mang tên gọi “Huey”, sẽ là những phương tiện cực kì đắc lực cho công việc dập tắt lửa.

Vào năm 2014, tất cả các vụ cháy rừng tại Mỹ đã làm hủy hoại hơn 161000 hecta rừng. Các nhà khoa học nghiên cứu khí hậu đưa ra dự đoán: sự gia tăng các vụ cháy rừng sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu ở vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Do đó, vai trò của hạm đội máy bay trực thăng liên bang Mỹ sẽ ngày càng quan trọng hơn trong những năm tới.

 UH-1 được cải tạo thành máy bay chữa cháy rừng

Để biến một chiếc Huey cũ thành một phương tiện chữa cháy đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn hàng không, người ta cần phải tốn khoảng 5.000 giờ cơ khí và 500,000 đô la. Song, chính phủ Mỹ vẫn có thể tiết kiệm chi phí lên đến 10 triệu đô la so với việc mua lại một chiếc trực thăng tương đối mới khác.
Trước đó, cửa hàng DNR đã từng cho triển khai các chiếc trực thăng quân sự AH-1 Cobras, với thiết kế đã được thay đổi giống như các phiên bản Huey hiện tại. Tuy nhiên, đến năm 2011, Cục Kiểm lâm Mỹ đã xác nhận Cobras cần phải cải tiến kỹ thuật chi tiết nhiều hơn để phù hợp với công tác chữa cháy. Sau đó, DNR đã bắt đầu xây dựng lại các chiếc máy bay trực thăng Huey thay vì trang bị thêm các thiết bị vào phương tiện sẵn có.
Vào cùng năm 2011, Ủy ban Đánh giá và Kiểm toán pháp lý chung Hoa Kỳ đã rút ra kết luận: chi phí để vận hành chương trình trực thăng của DNR tương đối rẻ – khoảng 2,8 triệu đô la trong năm 2009, bằng khoảng một nửa giá tiền mà nhà nước sẽ phải trả cho một nhà thầu tư nhân.
Các thành viên tại DNR hiện đang sản xuất ra chiếc Huey thứ 8 để chuẩn bị cho mùa chữa cháy năm 2015. Với tên gọi "Caroline", chiếc máy bay trực thăng này đã ra mắt vào năm 1973 và chỉ đóng vai trò làm trực thăng huấn luyện tại quận Fort Hood, tiểu bang Texas trong một khoảng thời gian dài.
Đối với hầu hết người Mỹ, Huey vẫn là biểu tượng của cuộc chiến tranh Việt Nam. Hàng ngàn các máy bay quân sự đã được sử dụng để di chuyển binh lính và hàng hóa, chở thương binh và tấn công vào kẻ thù. Với các chức năng cải biến sang dập tắt cháy rừng, Huey đã được chính quyền Mỹ hoan nghênh.

DNR là trạm cứu hỏa tiên phong của nước Mỹ với thành tích bảo vệ thành công hơn 5 triệu ha mẫu đất của nhà nước cũng như tư nhân. Giờ đây, các chiếc máy bay trực thăng Huey được cải biến sẽ giúp cho DNR thực hiện mục tiêu của mình nhanh chóng và thuận tiện hơn.

 

Khoảng 7h15 ngày 28/1, chiếc trực thăng quân sự UH 1 do tổ lái gồm 4 sĩ quan thuộc Trung đoàn 917, sư đoàn 370 Quân chủng Phòng không - Không quân, đã đánh mất tín hiệu liên lạc với trạm kiểm soát không quân sau 8 phút cất cánh. Đến 10h20 cùng ngày, người dân tại khu vực nông trường ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh đã phát hiện chiếc máy bay lao xuống và phát nổ gần rừng tràm.

Công tác tìm kiếm đã trở nên rất khó khăn do địa hình tại nơi đây khá phức tạp, sông nước ngập mặn và rừng cây thưa thớt dân cư. Theo các nhà chức trách cho biết, họ đã xác định 4 nạn nhân trong vụ tai nạn bao gồm: thượng tá Trần Văn Đức; phi công phụ Nguyễn Viết Cường; lái phụ dẫn đường Lê Hồng Quân và thượng tá Đỗ Văn Chính đều thiệt mạng. Hiện tại, thi thể của các anh đã được đưa về bệnh viện Quân y 175 để nhận dạng.

Lực lượng chức năng hiện đang điều tra làm rõ vụ việc để tìm ra nguyên nhân của sự cố. Tuy nhiên, theo Trung tướng Võ Văn Tuấn cho hay, đây là một tai nạn ngoài ý muốn và không hề phát hiện thấy dấu hiệu của phá hoại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới