Chuyện lạ có thật: chuột 'trong suốt' như thủy tinh

Phương pháp này làm loại bỏ gần như hoàn toàn màu ở các tế bào của con chuột. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng đồng thời giết chết vật thí nghiệm. 
Phương pháp này đã giúp các nhà nghiên cứu quan sát toàn bộ các cơ quan nội tạng của con chuột mà không cần soi chiếu hay mổ xẻ.

Theo ông Kazuki Tainaka, chủ nhiệm bài nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí khoa học Cell (Mỹ), công nghệ mới này sẽ cung cấp một bức tranh 3D hoàn hảo để quan sát các cơ quan nội tạng. Đồng thời, các nhà khoa học cũng có thể theo dõi các gen hoạt động như thế nào trên các tế bào khác nhau.

 Chuột trong suốt

Trong một tuyên bố được phát hành bởi viện nghiên cứu RIKEN (Nhật Bản), Kazuki bộc bạch: “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi có thể quan sát tường tận toàn bộ cơ thể con chuột trở nên gần như trong suốt”.
Dự án nghiên cứu này đã thu hút sự tham gia của Đại học Tokyo và Cục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản. Dự án đã tập trung nghiên cứu hợp chất “haem”. Đây là hợp chất tạo nên màu đỏ cho máu và cũng xuất hiện ở nhiều tế bào khác trên cơ thể.
Ông Kazuki nhận xét: “Kính hiển vi cho phép chúng ta quan sát mọi thứ một cách chi tiết nhưng nó không thể cho chúng ta thấy được toàn cảnh.” Mặc dù chưa áp dụng được với sinh vật sống, phương pháp này cung cấp cho khoa học một cái nhìn tổng thể toàn diện hơn đối với cấu trúc của cơ thể.
Theo Hiroki Ueda, trưởng nhóm nghiên cứu, phương pháp này có thể sử dụng để nghiên cứu sự phát triển của phôi thai hoặc cơ chế phát triển của các tế bào ung thư và các loại virus có khả năng tiến hóa kháng thuốc.
Hệ thống của mọi sinh vật đều gắn với sự phân chia của tế bào. Người ta hy vọng nghiên cứu này có thể tạo nên nhiều nghiên cứu sâu sắc hơn và các chiến lược điều trị mới trong tương lai. Đó là giấc mơ của toàn nhân loại. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm