Cố đất nên không phải chuộc đất theo giá thị trường?

Theo đơn khởi kiện của ông T., năm 2005, ông vay bà H. 120 triệu đồng và giao hơn 10.000 m2 đất cho bà H. sử dụng không thời hạn, khi nào có tiền sẽ chuộc lại. Sau đó bà H. đồng ý cho ông chuộc lại đất với số tiền gần 131 triệu đồng nhưng không thực hiện mà đem phần đất của ông giao cho người chị canh tác. Chị bà H. lại giao cho hai người con canh tác. Hiện trên đất có nhà, cống nước… của những người này.

Vì vậy, ông T. khởi kiện yêu cầu TAND huyện Thạnh Phú buộc phía bà H. phải di dời tài sản trên đất để trả đất cho ông. Về phần mình, ông đồng ý trả lại cho bà H. gần 131 triệu đồng.

Trong khi đó, bà H. trình bày ông T. bán cho bà 10.000 m2 với giá 120 triệu đồng. Ông T. đã nhận đủ tiền từ tháng 7-2005 nhưng ông xin đến tháng 4-2006 sẽ giao đất. Gần đến ngày giao đất, ông T. đến nhà năn nỉ rằng vợ ông đang bệnh nặng, nếu giao đất vợ ông sẽ buồn mà chết. Ông T. đồng ý chuyển quyền sử dụng đất cho bà với điều kiện khi nào trả tiền vay tại ngân hàng lấy giấy đỏ về. Ngày 25-4-2006, ông T. giao đất cho bà sử dụng nhưng ông hứa nhiều lần mà đến nay chưa chuyển quyền sử dụng đất cho bà.

Bà H. phản tố yêu cầu ông T. phải trả 450 triệu đồng thì mới giao đất lại cho ông T. Về phía hai người con của chị bà H. thì đồng ý tự nguyện di dời tài sản trên đất để trả đất cho ông T.

Tháng 1-2016, TAND huyện Thạnh Phú xử sơ thẩm đã bác yêu cầu khởi kiện của phía ông T., chấp nhận yêu cầu phản tố của phía bà H. Ông T. kháng cáo. Tháng 4-2016, TAND tỉnh Bến Tre xử phúc thẩm đã bác kháng cáo của ông T. và tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Theo VKSND Cấp cao tại TP.HCM, hai bản án sơ, phúc thẩm đều xác định có việc đổi đất giữa ông T. với bà H. và buộc phía ông T. phải trả 450 triệu đồng giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường cho bà H. để nhận lại phần đất hơn 10.000 m2 là chưa đủ căn cứ, không khách quan, gây thiệt hại đến quyền lợi của phía ông T.

Theo VKS, qua xem xét các tài liệu có trong hồ sơ cho thấy ông T. chuyển giao hơn 10.000 m2 đất cho bà H. sử dụng không thời hạn, đến khi nào ông có tiền thì chuộc lại. Trong hồ sơ không có tài liệu chứng cứ nào thể hiện việc mua bán, chuyển nhượng giữa ông T. với bà H. nên thực chất đây chỉ là quan hệ cố đất. Do không phải là đất chuyển nhượng nên việc áp dụng giá đất theo thị trường tại thời điểm tranh chấp để buộc phía ông T. chuộc lại đất là không đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của phía ông T.

Ngoài ra, đất ông T. giao cho bà H. sử dụng là đất ao. Trong quá trình sử dụng, bà H. có canh tác nuôi tôm. Vì vậy có cơ sở cho rằng bà H. được hưởng lợi từ việc sử dụng, quản lý mảnh đất của ông T. Do đó, việc buộc phía ông T. phải trả giá trị quyền sử dụng đất cho bà H. 450 triệu đồng là không đúng với thỏa thuận ban đầu...

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Dàn cựu lãnh đạo Vinafood II gây thiệt hại hơn 113 tỉ đồng

Dàn cựu lãnh đạo Vinafood II gây thiệt hại hơn 113 tỉ đồng

(PLO)- Cựu Tổng giám đốc Vinafood II Trương Thanh Phong cùng các bị can khác đã chuyển quyền sử dụng khu đất 132 Bến Vân Đồn mà không thẩm định giá lại tài sản; làm trái quy định pháp luật về quản lý tài sản nhà nước, quản lý vốn nhà nước.