Bé nhà tôi thường hái hoa và lấy hạt đậu biếc chơi đồ hàng với bọn trẻ cùng xóm. Xin hỏi hoa và hạt cây đậu này có độc với trẻ em không?
An Nhiên (Bình Chánh, TP.HCM)
Hoa đậu biếc. Ảnh: Quỳnh Như
BS.CK2 Nguyễn Thị Kim Thoa, trưởng khoa nội tổng quát 1, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM: Cây đậu biếc còn gọi đậu hoa tím hay bông biếc, mang tên này có lẽ vì hoa có màu xanh tím biếc, tên khoa học là Clitoria ternatean, thuộc họ đậu. Cây thuộc loại thân thảo, thân và cành mảnh có lông. Lá kép, hình trái xoan. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có hai lá bắc con hình tròn. Đài liền nhau hình ống, cánh có màu xanh biếc có một điểm vàng nhạt ở giữa, mười nhị xếp thành hai bó. Bầu có lông.
Quả đậu biếc dẹt, có 5 – 10 hạt dẹt, màu đen bên trong. Cây thường mọc hoang hoặc được trồng trước hiên nhà lấy bóng mát và để lấy quả. Bộ phận chứa chất độc của cây đậu biếc là hạt và rễ. Trong thành phần của hạt chứa các axít amin và một loại dầu độc dùng làm thuốc tẩy. Rễ có vị chát, đắng, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.Về tác dụng dược lý, ở một số quốc gia, rễ và hạt cây đậu biếc được dùng làm thuốc, ở liều cẩn thận có tác dụng giải nhiệt.
Tại Indonesia, đậu biếc được dùng trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở ngoài da. Tại Philippines, người ta nghiền hạt pha thành thuốc gây xổ có hiệu quả nhanh, lá dùng đắp chữa mụn mủ ngoài da.
Ở Ấn Độ, người ta còn dùng cây trị rắn cắn. Tuy nhiên, nếu ăn trực tiếp hạt đậu biếc lại có thể ngộ độc do hạt đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu, có khả năng kích thích niêm mạc tiêu hoá gây nôn mửa, tiêu chảy nặng. Vì vậy, nếu nhà có trẻ nhỏ cần lưu ý nhắc nhở trẻ không chơi, không ăn hạt đậu biếc để tránh ngộ độc.
Theo SGTT
Quả đậu biếc dẹt, có 5 – 10 hạt dẹt, màu đen bên trong. Cây thường mọc hoang hoặc được trồng trước hiên nhà lấy bóng mát và để lấy quả. Bộ phận chứa chất độc của cây đậu biếc là hạt và rễ. Trong thành phần của hạt chứa các axít amin và một loại dầu độc dùng làm thuốc tẩy. Rễ có vị chát, đắng, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.Về tác dụng dược lý, ở một số quốc gia, rễ và hạt cây đậu biếc được dùng làm thuốc, ở liều cẩn thận có tác dụng giải nhiệt.
Tại Indonesia, đậu biếc được dùng trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở ngoài da. Tại Philippines, người ta nghiền hạt pha thành thuốc gây xổ có hiệu quả nhanh, lá dùng đắp chữa mụn mủ ngoài da.
Ở Ấn Độ, người ta còn dùng cây trị rắn cắn. Tuy nhiên, nếu ăn trực tiếp hạt đậu biếc lại có thể ngộ độc do hạt đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu, có khả năng kích thích niêm mạc tiêu hoá gây nôn mửa, tiêu chảy nặng. Vì vậy, nếu nhà có trẻ nhỏ cần lưu ý nhắc nhở trẻ không chơi, không ăn hạt đậu biếc để tránh ngộ độc.
Theo SGTT