Với mục tiêu trở thành điểm đến du lịch hàng đầu châu Á, Bình Thuận đã lên chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, làm bàn đạp đẩy mạnh du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao biển, giải trí… tập trung vào khu vực Nam Bình Thuận.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2040
Vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã ra Quyết định số 2474/QĐ-UBND ngày 26-9-2019 về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu vực ven biển Tân Thành cùng với việc công bố quy hoạch sử dụng đất đến năm 2040 của khu vực Kê Gà, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. Theo đó, xã Tân Thành dành đến 399 ha đất để phục vụ cho du lịch thương mại và du lịch cộng đồng (chiếm 30% quỹ đất), 514 ha quy hoạch cho đất ở hỗn hợp (chiếm 40% quỹ đất), nhằm bám sát chủ trương quy hoạch đô thị mới, thực hiện trọng tâm phát triển du lịch biển.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của xã Tân Thành đến năm 2040 vừa được công bố cho thấy bức tranh toàn cảnh của khu vực Kê Gà trong tương lai.
Đặc biệt, dải đất dọc bờ biển khu vực này được quy hoạch hoàn toàn để phát triển du lịch, đồng thời liền kề đó là diện tích dành cho đất ở hỗn hợp. Như vậy, với tổng tỉ lệ đất sử dụng cho du lịch và thổ cư lên đến 70% quỹ đất toàn xã, trong tương lai nơi đây sẽ hình thành đại đô thị du lịch biển với hàng loạt các tổ hợp du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng đỉnh cao tương tự như cung đường Trần Phú (Nha Trang), đường Võ Nguyên Giáp (Đà Nẵng).
Dải đất dọc biển khu vực Tân Thành, Hàm Thuận Nam sẽ hình thành đại đô thị du lịch biển với hàng loạt các tổ hợp du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng đỉnh cao.
Sẽ có hai cảng du thuyền quốc tế
Sau khi nghiên cứu thủy văn, các tiêu chí về xây dựng, khai thác du lịch, giao thông kết nối, khả năng thu hút vốn của các nhà đầu tư… lãnh đạo tỉnh thống nhất chọn vị trí xây dựng các bến du thuyền tại 19 điểm trên địa bàn.
Công văn số 1898/UBND-KGVX ngày 23-5-2017 của UBND Bình Thuận quy hoạch rất rõ số lượng và vị trí các bến du thuyền, phục vụ cho khách nội địa lẫn quốc tế. Theo đó, TP Phan Thiết sẽ có bảy bến du thuyền, Tuy Phong, Bắc Bình, Lagi có ba bến ở mỗi huyện thị, Hàm Thuận Nam (khu vực Kê Gà) có hai bến, Hàm Tân có một bến.
Bản đồ bố trí các bến du thuyền tại Bình Thuận.
Không những đón nhận du khách nội địa và quốc tế cập bến, các bến du thuyền Bình Thuận cũng sẽ là nơi vận chuyển du khách Việt tham gia các tuyến du lịch biển trong và ngoài nước.
Bất động sản biển phất cờ
Không nằm ngoài quy luật của thị trường, hạ tầng đi đến đâu, bất động sản sẽ hưởng lợi đến đó. Từ giữa năm 2018 đến nay, Bình Thuận được xem là “chảo lửa” hút dòng vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng đổ vào bất động sản. Mở cao tốc, xây sân bay, đặt bến du thuyền,… khiến bất động sản toàn thị trường Bình Thuận tăng giá liên tục và chưa có dấu hiệu dừng lại. Không chỉ Phan Thiết, Mũi Né, những khu vực “ngủ quên” như Lagi, Kê Gà cũng gia nhập đường đua.
Tại khu vực Kê Gà, với lợi thế sở hữu hai bến du thuyền quốc tế, trong đó một bến được bố trí ngay tại bãi biển Hòn Lan, các mô hình thể thao biển đang có nhiều lợi thế phát triển.
Đón đầu thời cơ đó, tổ hợp du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng và thể thao biển Thanh Long Bay do Tập đoàn Nam Group phát triển, DKRA Việt Nam làm tổng đại lý tiếp thị và phân phối đang được triển khai với quy mô lên tới 90 ha, tích hợp 12 phân khu tiện ích cao cấp. Sở hữu 1,7 km bờ biển riêng biệt bên trong vịnh Hòn Lan và cảng du thuyền quốc tế của tỉnh, Thanh Long Bay gây ấn tượng bởi trung tâm thể thao biển tiêu chuẩn quốc tế bậc nhất Việt Nam.
Tổ hợp Thanh Long Bay được thừa hưởng bến du thuyền quốc tế ngay trong dự án.
Ngoài ra, với chuỗi sản phẩm nhà phố thương mại biển hai mặt tiền tương ứng với hàng loạt tiện ích đỉnh cao sẽ thắp sáng đêm Kê Gà. Được quy hoạch và phát triển theo mô hình kinh tế đêm Myeodong (Hàn Quốc), Thanh Long Bay mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm thiên đường mua sắm thời trang, mỹ phẩm và phố ẩm thực vô cùng phong phú từ sản vật địa phương.
Chuỗi hoạt động giải trí đa sắc màu và thú vị sẽ “thắp sáng” Thanh Long Bay về đêm.
Đặc biệt, tổ hợp Thanh Long Bay kiến tạo khu lưu trú với hình thức căn hộ biển sở hữu lâu dài mang đến cơ hội đầu tư lý tưởng cho khách hàng và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, trong đó tỉ lệ đất ở sở hữu lâu dài cao, hướng trọng tâm phát triển đô thị mới, thúc đẩy ngành du lịch biển phát triển.