Tuy nhiên, theo nhận xét của tôi, tâm lý người dân hiện vẫn chưa chuộng hình thức này. Họ thà chấp nhận bỏ thời gian để chờ nộp hồ sơ, nhận được biên nhận bằng giấy vì cảm thấy yên tâm hơn nộp hồ sơ qua mạng, chờ phản hồi bằng email với cơ quan chức năng.
Theo quy trình tại Quyết định 3090 của TP, phòng QLĐT phải in bản vẽ để trình quận, huyện đóng dấu và trả ra kèm GPXD cho người dân. Khó khăn đầu tiên là kinh phí. Lệ phí xin cấp GPXD hiện chỉ có 50.000 đồng/hồ sơ nên sẽ không đủ để trang trải thêm chi phí này. Kế tiếp là vấn đề pháp lý về chữ ký, dấu mộc tại bản vẽ này vì người dân không có chữ ký số, dấu mộc của đơn vị đo vẽ là dấu phôtô. Ngoài ra, việc gửi tập tin đính kèm về giấy tờ nhà đất, đặc biệt là bản vẽ xin phép xây dựng cũng vướng. Nếu tập tin này được thực hiện bằng cách scan thì còn có thể kiểm tra tỉ lệ, còn nếu chụp lại bằng máy ảnh hoặc điện thoại mà văn bản bị nhăn hoặc xê dịch một chút thì tỉ lệ sẽ bị ảnh hưởng, không còn tính chính xác. Ngoài ra, cơ quan cấp phép không có hồ sơ lưu trữ bằng giấy nên việc thanh tra, kiểm tra sẽ thực hiện bằng cách nào?
Nhiều người dân vẫn thích nộp hồ sơ trực tiếp, nhận được biên nhận bằng giấy vì cảm thấy yên tâm hơn nộp hồ sơ qua mạng. Ảnh: HTD
Theo tôi biết, tại một số quận, huyện đã triển khai quy trình cấp phép xây dựng trực tuyến, sau khi người dân đăng ký cấp phép xây dựng qua mạng, cán bộ phòng cấp phép xây dựng sẽ đi kiểm tra thực địa và nhận hồ sơ (bao gồm giấy tờ nhà đất, bản vẽ cấp phép xây dựng) tại nhà cho người dân. Nếu bản vẽ có sai sót, cần điều chỉnh thì hướng dẫn để người dân thực hiện. Tôi cho rằng cách làm này là phù hợp vì vẫn thuận lợi cho người dân và phù hợp thực tế về công tác quản lý nhà nước.