Đề án cơ cấu lại đường sắt: Không được để chậm trễ hơn

(PLO)- Lãnh đạo Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục chỉnh lý đề án cơ cấu lại ngành đường sắt và sớm trình để thông qua trong tháng 1 này.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa có ý kiến giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục thuyết minh, làm rõ căn cứ đề xuất về khung tỉ lệ nắm giữ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) tại các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định đối với các doanh nghiệp đề nghị thoái vốn theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ; phối hợp với các bộ ngành trình dự thảo đề án cơ cấu lại VNR "để Thủ tướng ký ban hành trong tháng 1, không được chậm trễ hơn” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngành đường sắt đang từng bước đổi mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ngành đường sắt đang từng bước đổi mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đầu tháng 12-2023, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có văn bản gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề xuất phê duyệt đề án cơ cấu lại VNR đến năm 2025.

Theo đó, từ nay đến năm 2025, ngành đường sắt chưa tiến hành cổ phần hóa Công ty mẹ - VNR và các công ty thành viên.

Đối với các công ty cổ phần và liên kết, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề xuất hợp nhất Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn; duy trì tỉ lệ vốn góp của Nhà nước tại Công ty CP xe lửa Dĩ An và Công ty CP xe lửa Gia Lâm; thoái hết vốn Nhà nước nắm giữ tại 13 công ty cổ phần còn lại thuộc VNR

"Chưa thực hiện thoái vốn đối với hai công ty liên kết là Công ty TNHH hai thành viên Khách sạn thương mại Sài Gòn và Công ty CP Mặt trời - Đường sắt Việt Nam, do hai công ty này đang trong giai đoạn thanh tra, tranh chấp pháp lý…” - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề xuất.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm