Đề nghị làm nhanh 16 dự án trong gói vay 2 tỉ USD dành cho ĐBSCL

(PLO)- Các địa phương đề nghị làm nhanh, đồng bộ các dự án giao thông, thủy lợi trong gói vay 2 tỉ USD dành cho ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu để phát huy hiệu quả.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 1-4, tại TP Cần Thơ, thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo các dự án phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) - Mekong DPO.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương phát biểu tại cuộc họp ngày 1-4. Ảnh: NHẪN NAM

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương phát biểu tại cuộc họp ngày 1-4. Ảnh: NHẪN NAM

Cuộc họp có sự tham gia của đại diện lãnh đạo 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, hai Bộ GTVT, NT&PTNT, Đại sứ quán Australia và sáu nhóm ngân hàng phát triển ADB, AFD, KEXIM, KfW, JICA, WB.

Theo thứ trưởng Trần Quốc Phương, đây là cuộc họp lần thứ nhất rà soát tiến độ chuẩn bị các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển bền vững ĐBSCL ứng phó BĐKH.

Tại cuộc họp ông Phạm Hoàng Mai –Vụ trưởng Vụ kinh tế đối ngoại, Bộ KH&ĐT đã có báo cáo sơ bộ 16 đề xuất dự án. Theo ghi nhận mới nhất, tổng mức đầu tư của 16 dự án này khoảng 94.328 tỉ. Trong đó, vốn đối ứng khoảng 28.046 tỉ, vốn vay nước ngoài khoảng 2,8 tỉ USD tương đương 66.282 tỉ.

Ngoài những đề xuất ban đầu, một số địa phương có đề nghị thay đổi như tỉnh Đồng Tháp đề nghị xây cầu Sa Đéc, TP Cần Thơ đề nghị xây cầu Ô Môn, tỉnh Hậu Giang cũng đề xuất thêm một con đường.

Ông Phạm Hoàng Mai –Vụ trưởng Vụ kinh tế đối ngoại, Bộ KH&ĐT báo cáo sơ bộ 16 đề xuất dự án. Ảnh: NHẪN NAM

Ông Phạm Hoàng Mai –Vụ trưởng Vụ kinh tế đối ngoại, Bộ KH&ĐT báo cáo sơ bộ 16 đề xuất dự án. Ảnh: NHẪN NAM

Tuy nhiên, trước mắt với gói vay đề xuất khoảng 2 tỉ USD thì ba dự án đề xuất thêm nêu trên được Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đề nghị tách ra làm sau, làm thành những dự án độc lập vì hiện chưa cân đối được nguồn vốn. Ngoài ra, sau khi khảo sát đoàn cũng ghi nhận xuất hiện một dự án mới là cầu Cửa Đại (Bến Tre) có số vốn cũng lớn nên cũng được đề nghị làm sau.

Tại cuộc họp, các địa phương đều thống nhất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ mà Bộ KH&ĐT đưa ra. Cụ thể thống nhất coi 16 dự án là một nhóm dự án BĐKH, đều ưu tiên như nhau, đều được ứng xử như nhau.

Thứ hai là mong muốn thống nhất không chốt cứng 2 tỉ USD mà có thể cao hơn tùy thuộc thực tế và yêu cầu triển khai thực hiện.

Thứ ba, thống nhất tất cả các dự án đều ứng phó BHĐKH, cơ chế tài chính là cấp phát 90%, vay lại 10%. Thứ tư, cầu giữa hai địa phương là dự án liên kết vùng thì cấp phát 100% và giao cho một địa phương triển khai.

Liên quan đường ven biển, nhiều địa phương đề nghị cần thực hiện đồng bộ và khép kín chứ đoạn qua tỉnh này là đường cấp 3, sang tỉnh khác lại cấp 4 là không đảm bảo. Theo đại diện Kiên Giang, đây là tuyến đường trọng điểm quốc gia, có nhiều mục đích quan trọng, nên đầu tư tối thiểu đường cấp 3.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3-2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhất trí về nguyên tắc cho việc vay nguồn vốn quốc tế với tổng số khoảng 2 tỉ USD cho mục tiêu phát triển ĐBSCL ứng phó với BĐKH.

Cả Đồng Tháp và TP Cần Thơ đều có ý kiến cần phải làm cầu Ô Môn thì mới thực sự tạo hiệu quả kết nối chứ đường làm xong mà chưa có cầu đi qua thì cũng khó khăn.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, quan điểm Bộ KH&ĐT là làm khép kín, tuy nhiên có vấn đề làm ngay một lúc khó quá thì có ngắt ra chia phân kỳ một chút chứ không dừng lại.

Cạnh đó, ông Phương cũng mong các địa phương hiểu rõ “tiền ODA không có sẵn trong túi mà trông chờ nhà tài trợ” nên một số dự án vẫn phải tạm thời chưa đưa vào thực hiện đợt này do chưa cân đối được vốn.

Bộ KHĐT cập nhật các dự án đến tháng 3-2023. Ảnh: NHẪN NAM

Bộ KHĐT cập nhật các dự án đến tháng 3-2023. Ảnh: NHẪN NAM

Đây là dự án chưa từng có ở ĐBSCL, kết nối các tỉnh thành, có nhiều nhà tài trợ từ Âu sang Á. Việc thực hiện dự án là mong mỏi không chỉ của lãnh đạo mà cả nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, dự án khởi động cách nay hơn 2 năm nhưng đến nay như vậy là rất chậm. Vì vậy rất mong dự án làm sao triển khai nhanh hơn và đồng bộ để mang lại hiệu quả tích cực cho ĐBSCL.

13 tỉnh, thành và hai Bộ đề xuất dự án

Long An gồm Dự án 3 cầu trên đường tỉnh 827E (cầu bắc qua các sông Cần Giuộc, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây).

Tiền Giang có Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa phận tỉnh này kết nối tỉnh Long An và Bến Tre (giai đoạn 1).

Bến Tre có Dự án Xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh này với tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh

Trà Vinh có Dự án Xây dựng tuyến đường hành lang ven biển trên địa bàn tỉnh.

Vĩnh Long là Hoàn thiện đê bao sông Mang Thít (giai đoạn 2) - Kè sông Hậu đoạn qua thị xã Bình Minh trong điều kiện thích ứng với BĐKH.

Cần Thơ đổi thành Dự án Phát triển bền vững TP Cần Thơ thích ứng với BĐKH tham gia chương trình DPO.

Hậu Giang có Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ- Hậu Giang (Quốc lộ 61C).

Sóc Trăng đổi thành Xây dựng các tuyến đường bộ nhằm cải thiện liên kết vùng Đông Nam của tỉnh Sóc Trăng và kết nối với tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh.

An Giang Xây dựng hệ thống hồ trữ ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên

Đồng Tháp làm Hạ tầng đường bộ khu vực nam sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp

Kiên Giang có Dự án đầu tư xây dựng đường bộ ven biển kết nối tỉnh Kiên Giang với tỉnh Cà Mau và Dự án Nâng cấp, mở rộng đường đường tỉnh 963 đoạn Quốc lộ 80 – Vị Thanh qua huyện Tân Hiệp và huyện Giồng Riềng nối với huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.

Bạc Liêu đổi thành Dự án Đường ven biển đoạn đi qua tỉnh và đoạn nhánh kết nối đường Nam sông Hậu

Cà Mau có Dự án đường ven biển đoạn đi qua tỉnh.

Bộ GTVT làm ba dự án nâng cấp ba quốc lộ 53, 62 và 91B.

Bộ NN&PTNT làm 3 dự án cải tạo hệ thống kênh trục chính và thủy lợi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm