Điều bất ngờ về những vũ khí quan trọng nhất trong xung đột Nga-Ukraine

(PLO)- Các loại vũ khí mới công nghệ cao thường được chú ý nhiều trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, những vũ khí cũ hơn, ít hiện đại hơn và phần nhiều trong số đó ra đời từ thời Liên Xô vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ở Ukraine, một số vũ khí mới chẳng hạn như hệ thống pháo phản lực bắn loạt HIMARS do Mỹ chế tạo hay máy bay không người lái (UAV) TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã gây được tiếng vang lớn. Tuy nhiên, các loại vũ khí cũ hơn, chủ yếu là những thiết kế ra đời từ thời Liên Xô trước đây vẫn đang góp phần rất lớn trong cuộc xung đột, theo trang Business Insider.

Nhiều hệ thống vũ khí quan trọng nhất không phải là vũ khí mới

“Nhiều hệ thống vũ khí quan trọng nhất không phải là vũ khí mới” – ông Rob Lee, chuyên gia người Mỹ về quân đội Nga, nói về cuộc chiến ở Ukraine tại một hội nghị gần đây do viện chính sách New America tổ chức.

Điều bất ngờ về những vũ khí quan trọng nhất trong xung đột Nga-Ukraine ảnh 1

Lực lượng Ukraine đưa một xe tăng T-72 của Nga lên một xe tải bên ngoài thị trấn Izyum ngày 24-9. Ảnh: ANATOLII STEPANOV/AFP/Getty Images

Chẳng hạn, khi lực lượng Nga tấn công Ukraine hồi tháng 2, nhiều người dự đoán không quân Nga sẽ đóng vai trò quyết định, đặc biệt là trong bối cảnh Ukraine thua kém Nga về số lượng lẫn chất lượng máy bay.

Tuy nhiên, sức mạnh không quân của Nga gần như chỉ đóng vai trò thứ yếu trong cuộc xung đột, với việc các phi công Nga không sẵn sàng hoạt động trong không phận Ukraine sau nhiều tổn thất nặng nề ngay từ đầu cuộc xung đột.

Một lý do giải thích cho điều này là Ukraine sở hữu hệ thống phòng không từ thời Liên Xô, chẳng hạn như tên lửa phòng không Buk-M1 và S-300.

“Người ta có thể cho rằng diễn biến quan trọng nhất là lực lượng phòng không Ukraine đã có thể cầm cự được và tiếp tục ngăn Không quân Nga tấn công vào những khu vực nằm ngoài chiến tuyến của Ukraine. Nga không thể hạ gục HIMARS. Họ không thể nhắm mục tiêu hiệu quả vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát Ukraine” – ông Lee nói.

“Lý do quan trọng nhất có lẽ là các loại vũ khí như hệ thống phòng không Buk-M1 hay S-300. Đây là những hệ thống ra đời từ thời Liên Xô. Chúng không mới, không hiện đại, nhưng chúng lại đóng một vai trò quan trọng như vậy. Những hệ thống này đã cho phép các hệ thống hiện đại hơn như HIMARS đóng một vai trò rất quan trọng” – chuyên gia Lee nhận định.

Một số chuyên gia từng đánh giá loại vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ giúp lực lượng nước này đảo ngược tình thế và cho phép tiến hành phản công để giành lại lợi thế trước Nga.

Quân đội Ukraine khai hỏa pháo phản lực bắn loạt BM-21 Grad tại vùng Luhansk ngày 12-6. Ảnh: Gleb Garanich/REUTERS

Quân đội Ukraine khai hỏa pháo phản lực bắn loạt BM-21 Grad tại vùng Luhansk ngày 12-6. Ảnh: Gleb Garanich/REUTERS

Tuy nhiên, vào thời điểm Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào nước láng giềng Ukraine hồi tháng 2, những tên lửa chống tăng Javelin và NLAW, hệ thống pháo phản lực HIMARS vẫn còn nằm trong kho của Mỹ và Anh. Ukraine sẽ không thể nhận được số vũ khí này trong vài tuần hay vài tháng khi Mỹ và các quốc gia khác do dự gửi vũ khí hiện đại, chẳng hạn như pháo.

Những vũ khí mà lực lượng Ukraine đã sử dụng để chặn đà tiến quân của Nga chủ yếu là các thiết kế cũ như xe tăng T-72 và T-64 (ra đời từ những năm 1960 và 1970), máy bay chiến đấu MiG-29, hệ thống pháo phản lực bắn loạt và súng máy thời Liên Xô.

Những khí tài này đã được nâng cấp với các thiết bị điện tử mới, đạn dược hiện đại cùng các nâng cấp khác. Ví dụ, Ukraine đã mở rộng tầm bắn và hiện đại hóa hệ thống điện tử của tên lửa diệt hạm Kh-35 thời Liên Xô và chế tạo tên lửa R-360 Neptune - loại tên lửa được cho đã bắn cháy soái hạm Moskva của Nga tại Biển Đen hồi tháng 4.

Thách thức của Nga và Ukraine

Về mặt quân sự, điều đáng chú ý nhất trong xung đột Nga-Ukraine là cả hai bên về cơ bản đều có kho vũ khí và chiến thuật tương tự nhau do Nga và Ukraine trước đây đều thuộc Liên Xô.

Đối với Ukraine, điều này mang đến một lợi ích bất ngờ. Những xe tăng và pháo thời Liên Xô mà nước này thu giữ được có thể dễ dàng được sử dụng lại vì lực lượng Ukraine đã quen thuộc với việc sử dụng những vũ khí này.

Quân đội Ukraine huấn luyện với hệ thống phòng không S-300 do Liên Xô sản xuất tại bán đảo Crimea năm 1995. Ảnh: VALERY SOLOVJEV/AFP/ Getty Images

Quân đội Ukraine huấn luyện với hệ thống phòng không S-300 do Liên Xô sản xuất tại bán đảo Crimea năm 1995. Ảnh: VALERY SOLOVJEV/AFP/ Getty Images

Thế nhưng điều này đang thay đổi. Ukraine đang trang bị ngày càng nhiều vũ khí phương Tây khi thiết bị quân sự cũ hơn thời Liên Xô của nước này đã bị phá hủy hoặc thay thế. Mặc dù mới hơn và tiên tiến hơn về mặt kỹ thuật, song nhiều loại vũ khí từ hơn 30 quốc gia sẽ đặt ra những khó khăn về hậu cần và tích hợp, đồng thời đòi hỏi lực lượng Ukraine áp dụng loại hình tác chiến công nghệ cao của phương Tây.

Về phần mình, Nga khả năng đối mặt thêm nhiều thách thức. Moscow đã triển khai một số vũ khí mới, chẳng hạn tên lửa siêu thanh và xe tăng T-90, song với các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga sẽ càng gặp khó khăn trong việc sản xuất vũ khí hiện đại.

Sau khi mất hơn 1.000 xe tăng trong cuộc xung đột với Ukraine, Nga triển khai xe tăng T-62 vốn đã lỗi thời gần nửa thế kỷ trước. Điều này cho thấy các loại vũ khí cũ kỹ có thể bị loại bỏ dần nhưng chúng không "chết".

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm