Điều chưa từng xảy ra trước đây trên chợ online

(PLO)- Trong đại dịch, lần đầu tiên chứng kiến các sàn thương mại điện tử ồ ạt bán nông sản, thực phẩm..., điều mà trước đây chưa có.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 2022 diễn ra ngày 10-5, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT (VECOM) đánh giá, trong thời điểm hiện tại, TMĐT là biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế hậu đại dịch.

Các diễn giả tham gia thảo luận tại Diễn đàn toàn cảnh TMĐT 2022. Ảnh: THU HÀ

Các diễn giả tham gia thảo luận tại Diễn đàn toàn cảnh TMĐT 2022. Ảnh: THU HÀ

Người tiêu dùng ngày càng thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến

“Trước đây, chúng ta coi TMĐT là một kênh bổ trợ cho các kênh bán hàng khác, tuy nhiên trong thời điểm ảnh hưởng của đại dịch thì TMĐT là "cứu cánh" của nhiều ngành kinh tế.

Thực tế cho thấy hiện nay tốc độ tăng trưởng của TMĐT trong những năm gần đạt đạt khoảng 30-35%/năm, và chính dịch COVID-19 đã góp phần rút ngắn từ một đến hai năm tiến độ phát triển ứng dụng cho TMĐT so với kế hoạch đến năm 2025”- ông Dũng nói.

Theo nghiên cứu của VECOM, trong bối cảnh dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, TMĐT vẫn đứng vững với số người tiêu dùng trực tuyến tiếp tục tăng và ngày càng thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến.

Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng tích cực triển khai chuyển đổi số để thích nghi trong dịch bệnh và hậu đại dịch. Chính hai yếu tố này chắc chắn tạo đà cho sự phát triển bứt phá của TMĐT trong giai đoạn tới.

“Trong đại dịch, chúng ta lần đầu tiên chứng kiến các sàn TMĐT đã ồ ạt bán nông sản, thực phẩm đồ đi chợ hằng ngày, điều mà trước đây chưa có. Cũng trong thời gian này, TMĐT đã thay đổi quan điểm, thói quen của nhiều bà mẹ bỉm sữa, những người nắm hầu bao kinh tế gia đình. Từ đó thay đổi quan niệm mua hàng online chỉ dành cho Gen Z và người trẻ”- chủ tịch VECOM chia sẻ.

Cũng theo ông Dũng, trước đây người tiêu dùng lo ngại việc mua hàng trên mạng sẽ khiến người tiêu dùng đối mặt với việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Tuy nhiên hiện nay các sàn TMĐT đã có nhiều chính sách hơn trong việc bảo vệ người tiêu dùng như đổi, trả sản phẩm khi không hài lòng.

Không chỉ thế, bản thân các doanh nghiệp khi đầu tư tham gia kinh doanh trên sàn TMĐT cũng cần đầu tư chi phí, do đó chỉ cần những bán sản phẩm kém chất lượng, không uy tín sẽ bị cộng đồng lên án tẩy chay, hoặc nhận nhiều lượt đánh giá kém từ người tiêu dùng, việc vực lại kinh doanh và lòng tin sẽ rất khó. Do đó bản thân các doanh nghiệp, nhà bán đều tự ý thức hơn trong các mặt hàng của mình.

Áp dụng công nghệ ở mọi đối tượng

Dưới góc độ của người quản lý sàn TMĐT, bà Phạm Thị Quỳnh Trang, Giám đốc thương mại Lazada cũng cho biết, bản thân các doanh nghiệp TMĐT cũng luôn nỗ lực thay đổi và hoạch định các chính sách, tầm nhìn bền vững để có thể tiếp tục phát triển.

“Đơn cử, chúng tôi áp dụng công nghệ ở mọi đối tượng. Với khách hàng, Lazada đã ứng dụng công nghệ nâng cao điểm chạm, hay cá nhân hóa thói quen mua sắm mỗi người. Tức là mỗi người khi mua sắm trên sàn Lazada sẽ hiển thị một giao diện khác nhau dựa trên thói quen mua sắm, để tiết kiệm được thời gian mua sắm online. Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức các hình thức mua sắm kết hợp giải trí, trò chơi nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.

Đối với nhà bán hàng thì cung cấp các dữ liệu khách hàng, khóa học về kinh doanh online. Ngoài ra, chúng tôi còn ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nền tảng dịch vụ hậu cần logistics như trung tâm phân chọn tự động… để rút ngắn thời gian giao hàng”- bà Trang nói.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.