Điều gì xảy ra khi các nước cấm xuất khẩu gạo?

(PLO)- Người tiêu dùng mua tích trữ gạo vì nỗi lo thiếu hàng và giá tăng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới mới đây đã ra lệnh cấm xuất khẩu gạo. Nguyên nhân nước này muốn giải quyết vấn đề giá tăng quá mạnh với loại ngũ cốc quan trọng này.

Ấn Độ cũng chỉ cấm xuất khẩu loại gạo thường chứ không phải gạo basmati. Tuy nhiên, loại gạo thường cũng chiếm gần nửa lượng gạo xuất khẩu của nước này.

Ngay lập tức, lệnh cấm này đã tác động đến nước Mỹ khiến nhiều người tiêu dùng Mỹ phải đi trữ hàng vì lo ngại thiếu hụt hàng, dù nước Mỹ chỉ nhập khẩu gạo không quá nhiều.

Ông Paulraj Karuppasamy, chủ sở hữu Nhà hàng Ấn Độ Paper Dosa (Santa Fe, New Mexico) cho biết, thực đơn của nhà hàng chủ yếu xoay quanh món cơm nên khi biết lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã nhanh chóng đi mua gạo về trữ dùng trong 3 tuần. Dù vậy cũng không thể mua đủ số lượng vì đã có nhiều người tiêu dùng khác nhanh chân hơn.

"Thậm chí nhiều kệ hàng gạo ở các siêu thị cũng trống rỗng. Đây là điều rất kỳ lạ và lần đầu tiên tại nước nước Mỹ. Có lẽ mọi người lo sợ gạo tăng giá nên đã quyết định mua số lượng lớn vừa tích trữ vừa có giá tốt do mua sỉ" - ông Paulraj Karuppasamy lý giải.

Ông William Ridley, giảng viên kinh tế Đại học California (Mỹ) cho biết: “Mọi người nhìn thấy sự thiếu hụt nguồn cung gạo nên họ cảm thấy lo sợ giá cả sẽ tăng vọt nên quyết định mua gom hàng tích trữ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thị trường sẽ sớm trở lại mức cân bằng vì cung cầu gạo tại mỹ không có nhiều biến động".

Marketplace

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm