Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Theo đó tại quyết định số 3589/QB-BCĐ ngày 15-10, các siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ lương thực thực phẩm trên địa bàn TP.HCM muốn hoạt động trở lại cần đáp ứng các tiêu chí dưới đây:
Siêu thị, cửa hàng tiện lợi... muốn hoạt động lại phải đáp ứng các tiêu chí về an toàn phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Trường Giang
Tiêu chí 1: Người lao động tại các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, các tài xế, nhân viên giao hàng, phải đáp ứng yêu cầu: tiêm đủ liều vắc-xin ngừa COVID-19ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm; là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng.
Các bộ phận còn lại thì đã tiêm đủ chủng vắc-xin ngừa COVID-19 ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm; là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng; chưa tiêm ngừa COVID-19 và phải có kết quả xét nghiệp âm tính (xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR) còn hiệu lực quy định.
Đối với khách hàng cũng cần tiêm chủng ngừa COVID-19 ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm; là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 háng.
Tiêu chí 2: Về công tác xét nghiệm, người lao động trở lại làm việc lần đầu phải có kết quả xét nghiệm âm tính còn hiệu lực. Đối với xét nghiệm sàng lọc và định kỳ, phải thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế.
Tiêu chí 3: Về quy định khoảng cách an toàn tại các khu vực, người có trách nhiệm cần đảm bảo kiểm soát mật độ người hoạt động tại địa điểm kinh doanh theo các quy định phòng, chống dịch và giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa người kế cận. Trong trường hợp khoảng đảm bảo khoảng cách 2m, cần có phương án và biện pháp hạn chế tiếp xúc như làm vách ngăn giữa các khu vực, gian hàng...
Có phương án, biện pháp bố trí, xếp hàng cho khách tham gia mua sắm, và quy định số lượng khách ra vào.
Có biện pháp đảm bảo khoảng cách an toàn tại bãi giữ xe, kho hàng và khu vực nhà vệ sinh. Đồng thời có sơ đồ bố trí lối ra vào, phân luồng, kẻ vạch hướng dẫn ối ra vào riêng biệt, di chuyển một chiều. Tuy nhiên tiêu chí này không áp dụng với siêu thị minh, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ thực phẩm.
Tiêu chí 4: Kiểm tra giám sát các biện pháp phòng, chống tại đơn vị.
Tổ chức sàng lọc: khai báo y tế, đo nhiệt độ, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay cho nhân viên, thương nhân, người lao động và khách hàng trước khi mua sắm, liên hệ công việc.
Tổ chức kiểm tra, giám sát nhắc nhở việ đeo khẩu trang, đảm bảo quy định giãn cách.
Không bố trí làm việc đối với nhân viên khi có một trong các dấu hiệu như sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng, khó thở. Khi phát hiện ra trường hợp nhân viên, khách hàng có dấu hiệu trên cần tiến hành các biện pháp kiểm tra y tế và xử lý theo quy định hướng dẫn của ngành y tế.
Tiêu chí 5: Trang bị các thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch tại đơn vị như máy đo thân nhiệt, phun xịt khử trùng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế chuyên dụng...
Tiêu chí 6: Đảm bảo vệ sinh môi trường phòng chống dịch tại các khu vực. Theo đó khu vực tập kết, giao nhận hàng phải tách biệt khu mua sắm. Khử khuẩn khu vực bán hàng đối với các bề mặt khách hàng thường tiếp xúc. Khử khuẩn nền nhà, lối đi chung, bàn ghế... ít nhất 01 lần/ngày. Trang bị thùng rác có nắp đậy, khử khuẩn thùng chứa rác và lối vận chuyển rác tối thiêu 01 ngày/lần. Tăng cường thông khí giữa các phòng, gian bán hàng, khu vực chơi; hạn chế sử dụn điều hòa, đảm bảo nhiệt độ phòng không thấp hơn 25 độ C.
Tiêu chí 7: Thông tin tuyên truyền về phòng chống dịch tại đơn vị như phát loa nhắc nhở khách hàng, nhân viên ít nhất 2 giờ.../lần hoặc đặt biển cảnh báo, tuyên truyền, tranh cổ động... ngay lối ra vào, dễ thấy.
Công khai thông tin liên lạc với cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19, thông tin liên lạc với các đơn vị y tế, hoặc đường dây nóng của địa phương ở nơi dễ thấy.
Tiêu chí 8: Có kế hoạch/phương án phòng chống dịch COVID-19 tại đơn vị theo hướng dẫn của ngành y tế, trong đó có phương án xử ý khi có ca nghi nghiễm, phương án đống mở cửa hoạt động trở lại khi khắc phục xong các biện páp an toàn phòng chống dịch. Căn cứ vào tình hình thực tế và kiểm tra kết quả, đánh giá điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Có thông báo cho chính quyền địa phương nơi trú đóng để tổ chức hậu kiểm.