Những ngày qua, cụm từ Độ ta không độ nàng trở thành một hiện tượng gây sốt trên cộng đồng mạng. Không chỉ trở thành một trào lưu chế ảnh, chế status, rất nhiều các ca sĩ trong showbiz Việt như: Hương Ly, Khánh Phương, Minh Vương M4U... cũng tung phiên bản cover ca khúc mang tên tương tự và cùng một giai điệu.
Bản gốc của ca khúc Độ ta không độ nàng xuất phát từ Trung Quốc và phiên bản Việt do giọng ca trẻ Anh Duy thể hiện.
Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa hai con người ở hai thời điểm khác nhau đã viết nên một câu chuyện đầy day dứt.
Mới nghe qua có thể cảm nhận được giai điệu bài hát khá bắt tai, thu hút và dễ gây "nghiện". Nhưng bên cạnh đó không ít ý kiến trái chiều cho rằng lời bài hát là một sự đổ lỗi thiếu căn cứ cho đức Phật. Điều này không phải không có cơ sở, khi bản chất của việc tu hành theo giáo lý đạo Phật là đoạn trừ dục niệm còn ở đây, Độ ta không độ nàng" đã xây dựng nên hình tượng người tu sĩ chấp niệm chữ tình "vạn dặm tương tư", "không thể quay đầu" để rồi cuối cùng "mộng này tan theo bóng Phật, trả lại người áo cà sa", như lời bài hát.
Lời nói gây tranh cãi của cao tăng Rajiva.
Thực tế, Độ ta không độ nàng là tiêu đề của một bài hát xuất phát từ Trung Quốc do Cô Độc Thi Nhân sáng tác, thể hiện. Có nhiều tài liệu cho rằng, bài hát viết về tình yêu của một vị hòa thượng. Nhưng theo tác giả tiết lộ, hồi nhỏ anh từng có khoảng thời gian sống trong chùa để loại bỏ tính cách nghịch ngợm. Tại môi trường đó, ngoài được học võ, Cô Độc Thi Nhân còn được các sự phụ giảng dạy cho cách yêu thương con người, vạn vật xung quanh.
Ở đây Độ ta không độ nàng gây sự ngộ nhận về Phật giáo, khiến Phật giáo trở thành tôn giáo yếm thế, bi quan mà những người theo tôn giáo đó sẽ khó tìm được sự bình an hạnh phúc giữa đời thường. Trong khi mục đích cuối cùng của Phật giáo chính là an lạc trong đời sống hiện tại.
Có thông tin cho rằng Độ ta không độ nàng (tiếng Hoa) là ca khúc trong phim Bất phụ Như Lai, bất phụ khanh (Không phụ Như Lai, không phụ nàng) được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết ngôn tình nổi tiếng cùng tên của Chương Xuân Di phát hành hai năm trước. Đây là câu chuyện nói về tình yêu xuyên không của một vị Đạt ma với cô nàng đến từ thế kỷ XXI. Nhưng không đúng.
Bộ phim hoạt hình của Trung Quốc.
Ngoài ra, trên mạng còn xuất hiện bộ phim hoạt hình của Trung Quốc với câu chuyện tình bi thương của một vị hòa thượng và nàng quận chúa, khi nàng mất đi, nhà sư mới oán Đức Phật "vì sao độ ta không độ nàng" rồi cởi áo cà sa, xách gươm đi chém chết tình địch đã gây ra cái chết cho nàng, có sử dụng bài hát này.
Vốn là bài hát trên ứng dụng TikTok của Trung Quốc, không hiểu sao bỗng nhiên bài hát này sống dậy mạnh mẽ ở showbiz Việt như lúc này? Khi được chuyển ngữ tiếng Việt là Độ ta không độ nàng, lời bài hát không mấy thay đổi so với bản tiếng Trung, với những ca từ bi ai, oán trách.