Ngân hàng thế giới hỗ trợ 7 tỉnh ĐBSCL tích hợp nước an toàn

Ngày 2-3, lãnh đạo UBND TP Cần Thơ làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về dự án tích hợp nước an toàn vùng ĐBSCL.

Đoàn WB làm việc tại UBND TP Cần Thơ ngày 2-3. Ảnh: NHẪN NAM

Theo ông David Lord, chủ nhiệm dự án, Trưởng đoàn WB, hiện nay dự án cấp nước vùng ĐBSCL vẫn đang thảo luận giữa Bộ Xây dựng và nhiều bộ liên quan. Dự án đã được thảo luận qua nhiều năm và khá phức tạp.

“Ngày hôm nay WB muốn bàn về phương hướng sắp tới cho dự án như đường ống như nào và nước sử dụng cho từng địa phương hay vùng, vì nó liên quan đến an ninh nguồn nước cho các tỉnh, TP trong khu vực. Trong thời điểm hiện nay, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ Bộ Xây dựng dự án cấp nước vùng và muốn tới các tỉnh, TP xem các địa phương cần hỗ trợ gì để cải thiện về an ninh nguồn nước cho mình. Tầm nhìn chúng tôi có hai dự án, trong đó dự án cấp tỉnh cố gắng làm càng nhanh càng tố. Dự án thứ hai là cấp vùng” - ông David cho hay.

Cũng theo ông David, dự án có thay đổi về tên dự án. Theo đó, tên chính thức là dự án tích hợp nước an toàn vùng ĐBSCL. Dự án này ngoài tích hợp nước để sử dụng nó còn xử lý nước thải, giúp phát triển bền vững cho an ninh nguồn nước ĐBSCL. Trong hai ngày làm việc tại Cần Thơ, đoàn WB sẽ làm ghi nhận ý kiến các sở, ngành về kỹ thuật chủ yếu liên quan cấp nước và những ưu tiên đầu tư khác. 

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Đào Anh Dũng cùng các sở, ngành dự làm việc với đoàn WB ngày 2-3. Ảnh: NHẪN NAM

Ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết dự án này, TP đã tham gia thảo luận rất nhiều rồi, có nhiều cuộc họp Bộ Xây dựng, nhiều cuộc làm việc với các địa phương khác.

Cũng theo ông Dũng, về phía TP Cần Thơ cần nguồn vốn vay như nào thì TP cũng đã có văn bản chính thức gửi cho Bộ Xây dựng. Về giải pháp kỹ thuật như vấn đề quản lý và sử dụng nguồn nước, đoàn công tác nên trao đổi, để địa phương xem xét, góp ý trên tình hình thực tế để WB đưa vào dự án cho thiết thực. 

“Mong lãnh đạo các sở, ngành sắp xếp thời gian làm việc với đoàn để công việc đạt hiệu quả tốt nhất. Đây là vấn đề rất quan trọng vì sẽ quyết định trong thời gian tới liên quan đến an ninh nguồn nước, do vậy các sở nên cố gắng có lãnh đạo sở dự và cán bộ chuyên môn đi cùng để quyết vấn đề cho nhanh” - ông Dũng yêu cầu.

Trước đó, vào năm 2017, Bộ Xây dựng và WB tổ chức Hội thảo báo cáo đầu kỳ về dự án chuẩn bị dự án cấp nước an toàn vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ. Dự án cấp nước an toàn vùng ĐBSCL gồm bảy tỉnh, thành phía tây nam sông Hậu (TP Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, một phần tỉnh Kiên Giang - trừ các huyện, đảo và An Giang - trừ các huyện phía bắc sông Hậu), với diện tích hơn 24 km2 và số dân (năm 2016) là 9,4 triệu người. Dự án tổng thể có vốn đầu tư khoảng 1,7 tỉ USD.

Dự kiến nước thô sẽ được lấy từ sông Hậu sau đó xử lý và truyền dẫn nước sạch đến bảy công ty cấp nước là các đơn vị tiếp nhận (mua sỉ) thông qua mạng lưới tuyến ống truyền tải. Nước đã qua xử lý tại hệ thống cấp nước  vùng có thể được công ty cấp nước các tỉnh mua lại để phân phối bán lẻ cho các khách hàng ở địa phương đó.

Tìm giải pháp ứng phó sạt lở bờ sông ở ĐBSCL
Tìm giải pháp ứng phó sạt lở bờ sông ở ĐBSCL
(PLO) - Cần điều tra, khoanh định các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất, trên cơ sở đó các địa phương sẽ phê duyệt, công bố và triển khai thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất ở địa phương mình theo quy định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm