Nhiều dự án hạ tầng lớn gặp khó giải ngân vốn ODA

Theo đó, số liệu thống nhất với Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), sáu tháng đầu năm, các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ năm 2021 tại TP.HCM đã giải ngân được hơn 435 tỉ đồng.


Dự án metro số 1 đang gặp vướng mắc do chưa ký kết Phụ lục hợp đồng
số 19. Ảnh: ĐÀO TRANG

Trong đó, vốn ODA cấp phát từ ngân sách trung ương hơn 30,5 tỉ đồng (dự án Cải thiện môi trường nước TP.HCM, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ giai đoạn 2). Vốn ODA vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ hơn 405 tỉ đồng (dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên).

Nhìn chung, trong sáu tháng đầu năm 2021 lũy kế giải ngân các dự án ODA của TP.HCM chưa cao, chủ yếu ba nguyên nhân chính.

Thứ nhất, liên quan đến bộ, ngành trung ương: Một số dự án đã hết thời gian hiệp định vay và đang thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, gia hạn thời gian thực hiện dự án.

Một số dự án đang trình Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT thủ tục đàm phán ký kết thỏa thuận vay bổ sung vốn cho dự án như dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn 2, metro số 1, metro số 2.

Thứ hai, liên quan đến sở, ngành TP: Một số dự án vướng tiến độ thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở và quy hoạch 1/500 như dự án Vệ sinh môi trường TP giai đoạn 2, dự án Giảm thất thoát nước - tăng cường mở rộng mạng lưới cấp nước và tăng cường thể chế cho Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn bị chậm.

Thứ ba, liên quan đến chủ đầu tư: Điển hình như dự án metro số 1, chủ đầu tư dự án chậm ký kết phụ lục hợp đồng triển khai thực hiện. Đối với dự án metro số 2, Ban quản lý đường sắt đô thị và tư vấn IC đã đàm phán, thương thảo về các nội dung liên quan đến phát sinh của Phụ lục hợp đồng số 13. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm