Doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị mất điểm do thu phí cao

Theo bảng xếp hạng mới nhất các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài cho thấy, gần 1/3 doanh nghiệp đạt năm sao trên tổng số sáu sao và không có doanh nghiệp nào được xếp hạng tối đa.

Ông Trào cho biết các doanh nghiệp tham gia giám sát, đánh giá đã có những chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện hơn các quy chế hoạt động hướng theo chuẩn mực của Bộ quy tắc ứng xử. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lẽ ra đã được xếp hạng ở mức cao hơn nhưng đã mất khá nhiều điểm do người lao động phàn nàn về các mức phí cao.

Bảng xếp hạng năm 2015, đánh giá 66 doanh nghiệp tuyển dụng của Việt Nam trên cơ sở tuân thủ Bộ Quy tắc ứng xử của Hiệp hội Xuất khẩu lao động. Bộ quy tắc này được ban hành năm 2010 và việc xếp hạng thực hiện các quy tắc được ILO hỗ trợ từ năm 2012, trong khuôn khổ chương trình tăng cường quản trị di cư lao động trong khu vực ASEAN. 

Ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, đánh giá: Thúc đẩy việc tự điều tiết có ý nghĩa quan trọng nhằm cải thiện dịch vụ tuyển dụng và bảo vệ lao động di cư, khi số lao động Việt Nam lựa chọn di cư ra nước ngoài làm việc đã tăng và sẽ còn tăng lên. “Người lao động di cư dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người và lao động cưỡng bức trong quá trình di cư. Tuy nhiên tính dễ bị tổn thương này có thể giảm xuống nếu họ lựa chọn di cư theo các kênh được quản lý tốt và thông qua một doanh nghiệp tuyển dụng có xếp hạng cao bởi một hệ thống xếp hạng uy tín” - Giám đốc ILO Việt Nam nói.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gia tăng đều đặn trong các năm qua. Riêng năm 2014 có hơn 100.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới