Độc đáo 10 thương hiệu bánh mì lâu đời ở TP.HCM vừa xác lập kỉ lục

(PLO)- Tốp các thương hiệu bánh mì được xác lập kỉ lục lâu đời, hoạt động trên 50 năm giữ nguyên hương vị thơm ngon, chất lượng theo bí quyết cha truyền con nối.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại Gala lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 1 do Sở Du lịch TP.HCM, Hiệp Hiệp hội Du lịch TP.HCM vừa tổ chức, VietKings-Tổ chức xác lập kỉ lục Việt Nam đã vinh danh Tốp 10 thương hiệu bánh mì nổi tiếng và lâu đời, hoạt động trên 50 năm tại TP.HCM.

Tại sự kiện, có năm đơn vị tham dự đón nhận bằng xác lập gồm bánh mì Cụ Lý, bánh mì Tăng, bánh mì Tuấn 7 Kẹo, bánh mì Bảy Hổ và Nguyên Sinh Bistro- Est. 1942.

Năm thương hiệu bánh mì còn lại sẽ đón nhận bằng xác lập tại Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 52, dự kiến tổ chức cuối tháng 5-2023.

Tiệm bánh mì có 90 tuổi này đang được thế hệ thứ ba nối nghiệp. ẢNH: TÚ UYÊN

Tiệm bánh mì có 90 tuổi này đang được thế hệ thứ ba nối nghiệp. ẢNH: TÚ UYÊN

Đại diện ban tổ chức cho biết, việc xác lập tốp 10 thương hiệu bánh mì nổi tiếng và lâu đời tại TP.HCM nhằm góp phần tôn vinh giá trị của bánh mì trong nền ẩm thực Việt.

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị bánh mì Việt Nam đến với người dân trong nước và bạn bè quốc tế, tạo điều kiện phát huy tối đa tay nghề, sức sáng tạo của những nghệ nhân, người thợ làm bánh mì.

Bánh mì Bảy Hổ: Từ những năm 1930, vợ chồng ông Trần Văn Hậu tích góp mở xe bánh mì trên đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1 sau đó truyền lại cho con cháu.

Đến nay với tuổi 90, bánh mì Bảy Hổ được ông Hồ Quốc Dũng thế hệ thứ 3 giữ gìn theo công thức gia truyền từ đời ông bà ngoại để lại.

Bí quyết làm nên hương vị trứ danh của bánh mì Bảy Hổ là pate mềm mịn, béo ngậy, vị mặn, đặc biệt và vỏ bánh mì giòn rụm, chắc ruột.

Bánh mì Nguyên Sinh Bistro – Est. 1942: Chủ tiệm là ông Nguyễn Văn Miêu năm nay đã trên 100 tuổi, hiện sống ở Sài Gòn cùng hai người con nối nghiệp. “Nguyên Sinh” là tên người con trai cả.

Trước đây ông Miêu làm cho hãng Michaux của Pháp, được đào tạo bài bản cách làm món ăn Pháp từ năm 1938.

Sau khi thôi làm ở hãng, năm 1942 ông Miêu mở nhà hàng “Nguyên Sinh restaurant” có thể nói đầu tiên ở Hà Nội do người Việt làm chủ.

Năm 1979 ông Miêu vào Sài Gòn, năm 1982 mở tiệm bánh mì Nguyên Sinh.

Cách thưởng thức bánh mì ở tiệm này rất lạ. Một dĩa thịt nguội được bày bảy loại khác nhau như paté gan, giò heo rút xương, xúc xích, giò thủ, thịt hun khói… kèm củ cải chua, cà rốt ngâm chua, dưa leo, bơ ngoại.

Đặc biệt, pate, thịt nguội, giò chả được chế biến theo công thức gia truyền ba đời.

Bánh mì Cụ Lý: Cụ Lý vốn gốc Bắc vào Sài Gòn từ những năm 1950, mưu sinh bằng nghề bánh mì dạo.

Bánh mì Cụ Lý thu hút khách hàng thưởng thức tại lễ hội bánh mì Việt Nam lần 1. ẢNH: TÚ UYÊN

Trong quyển sách Sài Gòn 100 quán ngon của Nhà xuất bản Trẻ (1996) đã viết về cụ Lý: “Sau hơn ba mươi năm liên tục bán bánh mì dạo với một giỏ tre lớn và di chuyển bằng xe Mobylette, cụ Lý dừng chân ở đầu hẻm 191 Hai Bà Trưng (quận 3). Đó là giỏ bánh mì thịt của một người quê Bắc vào Nam sinh sống”.

Hiện bánh mì Cụ Lý nằm góc đường Điện Biên Phủ-Hai Bà Trưng, quận 3 do vợ chồng ông Nguyễn Hoàng Quốc Thiện đời thứ ba nối nghiệp, qua 73 năm vẫn lưu giữ cách bán bánh mì xưa.

Trên chiếc mâm nhỏ bày biện các món chả bò thì là, chả lụa. Tuy nhiên, món chả bì cụ Lý được thay bằng giò thủ và những món ăn kèm vẫn là hành tây, dưa leo xắt miếng to, ớt, muối tiêu, nước tương.

Bánh mì Tăng: Ông Tăng Tấn chủ tiệm cho biết bánh mì Tăng được chú của ông lập ra từ trước năm 1950 với một xe bánh mì lưu động, sau đó truyền lại cho ông. Đến năm 1968 mới có thương hiệu bánh mì Tăng.

Tiệm bánh mì Tăng

Tiệm bánh mì Tăng

Đến nay bánh mì Tăng được truyền qua ba đời là chú họ ông Tăng Tấn, ông Tăng Tấn và hiện nay là con trai ông là anh Tăng Chiêu Minh quản lý.

Bên cạnh bánh mì, tiệm còn có các loại chả lụa, xôi cadé, bơ đậu phộng, thịt nguội dăm bông… bí truyền được thực khách yêu thích.

Bánh mì Tuấn 7 Kẹo: Thương hiệu do vợ chồng ông bà 7 Kẹo tạo dựng từ năm 1972, có gốc tại khu vực ngã 5 chợ Thủ Đức.

Đến nay là đời thứ ba, tiệm bánh mì này phát triển đa dạng các món ăn như bò kho bánh mì, xôi, phá lấu….

Tốp 10 thương hiệu bánh mì nổi tiếng, lâu đời tại TP.HCM

1/ Bánh mì Tăng - Quận 5.

2/ Bánh mì Cụ Lý - Quận 3.

3/ Bánh mì Tuấn 7 Kẹo - Tp.Thủ Đức.

4/ Bánh mì Bảy Hổ, 19 Huỳnh Khương Ninh, Quận 1.

5/ Nguyên Sinh Bistro – Est. 1942 - 141 Trần Đình Xu, Quận 1.

6/ Bánh Mì Như Lan, Quận 1.

7/ Bánh Mì Bảy Quang, Quận 1.

8/ Bánh Mì Hoàng Oanh, Quận Bình Thạnh.

9./ Bánh Mì Hòa Mã, Quận 3,

10. Bánh Mì Cô Điệp, Quận Tân Bình.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Về nơi một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe ở Thanh Hóa

Về nơi một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe ở Thanh HóaLENS

(PLO)- Ở Thanh Hóa nhắc đến vùng đất một tiếng gà gáy 5 huyện đều nghe ai cũng biết.  Nơi đây cũng chính là vùng đất thiêng có đền Cô Bơ tọa lạc ở vị trí ngã ba sông Mã và sông Lèn đang thu hút hàng vạn khách du lịch về tham quan, vãn cảnh.

GIỚI THIỆU KHU DU LỊCH KHAI LONG

GIỚI THIỆU KHU DU LỊCH KHAI LONG

(PLO)- Khu du lịch (KDL) Khai Long tọa lạc tại Bãi biển Khai Long dài 3,5km thuộc Ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.