Đọc sách cho con không phải là gánh nặng của cha mẹ!

(PLO)- Nhiều cha mẹ mong con thành tài, học giỏi nên rèn giũa thói quen đọc sách cho con từ nhỏ. Song áp lực cuộc sống, những ngày mệt mỏi, cha mẹ vẫn ráng đọc và vô tình biến việc đọc sách cho con trở thành gánh nặng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối 20-1, tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) đã diễn ra một buổi giao lưu khá thú vị. Có lẽ khó mà tìm được một buổi giao lưu tương tự khi xung quanh những đứa trẻ đủ lứa tuổi hiếu động chạy nhảy, nghịch ngợm, tô vẽ. Cha mẹ vừa chăm con, và lắng nghe những chia sẻ từ khách mời.

Dịch giả Phương Huyên. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Dịch giả Phương Huyên. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Buổi giao lưu có tựa đề “Kể chuyện bé nghe và trò chuyện với bố mẹ: Thấu hiểu và kết nối với trẻ qua sách” do công ty sách Zenbooks tổ chức thực hiện với sự tham gia của dịch giả Phương Huyên và tác giả sách thiếu nhi Nguyễn Trang (Host). Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần I- 2022.

Dịch giả Phương Huyên chia sẻ rằng nghề nghiệp của chị khiến chị không thể đọc sách cho con hằng ngày.

“Đọc sách cho con là một thói quen tốt. Tuy nhiên không giống như ăn uống lúc nào cũng đúng giờ, giấc phải chạy cho kịp deadline, KPI, nên đọc sách khi phù hợp với mình, với con.

Đừng coi đọc sách cho con là gánh nặng! Chỉ khi bố mẹ tìm thấy và tận hưởng thói quen đọc sách bố mẹ mới có thể truyền đi cảm hứng đọc sách cho con mà không phải tốn nhiều tâm sức. Mình lắng nghe con nhiều hơn thay vì chọn cho con sách gì”- dịch giả Phương Huyên tâm sự.

Bé nhà chị mới 2 tuổi nhưng khi bé 18 tháng, chị đã để con tự do lựa chọn sách cho mình. Tất nhiên, bé còn nhỏ chưa biết nội dung sách, nhưng bé có thể cảm nhận thông qua các giác quan và lựa chọn ra cuốn sách mình thích nhất.

Các khách mời trò chuyện về thấu hiểu và kết nối với trẻ qua sách. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Các khách mời trò chuyện về thấu hiểu và kết nối với trẻ qua sách. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Các em bé theo ba mẹ đến phố đi bộ Nguyễn Huệ dự Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Các em bé theo ba mẹ đến phố đi bộ Nguyễn Huệ dự Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Chị phân loại sách theo kích cỡ, và để sách trong tầm của con để con có thể với. Chị cũng chẳng có tiêu chí gì cho việc đọc sách: hôm nay bé chỉ muốn đọc vài trang sách, hôm nay con muốn xem sách như trò chơi xếp hình… chẳng sao hết, chị chơi cùng con.

“Trẻ con chưa từng là người lớn. Nhưng ai đã là người lớn đều đã từng là trẻ con. Dù người lớn hay trẻ con đều có những nỗi niềm, chia sẻ. Chúng ta vẫn thường nghe nói rằng: Cuộc sống bộn bề khiến chúng ta trở nên thực dụng hơn, chúng ta mong những điều kì diệu và sách trẻ em thường hướng tới những điều đó.

Cuộc sống không chỉ có deadline áp lực mà còn có những niềm vui bình dị khác. Đọc sách cho con phải là niềm vui”- dịch giả Phương Huyên trải lòng.

Nhiều người vẫn nói rằng cuộc sống hiện đại, làm cha mẹ thời nay khổ quá. Tuy nhiên dịch giả Phương Huyên lại không nghĩ vậy, quan trọng là cách lựa chọn của mỗi phụ huynh: họ sẽ chọn làm cha mẹ như thế nào?

Các con chơi trò chơi và nhận về những phần quà nhỏ xinh, thú vị. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Các con chơi trò chơi và nhận về những phần quà nhỏ xinh, thú vị. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

“Nhiều người nói rằng: Làm cha mẹ bây giờ có quá cực? Làm sao có cuộc sống cá nhân riêng vừa là người mẹ tốt. Ngày đi làm mệt, về nhà rồi còn lo cho con, cho chồng. Sắp tới tháng 5 là ngày của mẹ, chồng tôi hỏi em có ước điều gì trong ngày này. Tôi nói tôi chỉ ước mơ được ngủ mỗi ngày 10 tiếng không phải dậy”- chị cười.

Chị đặt cho mình một nguyên tắc trong gia đình, trước mặt con, không được dùng điện thoại với mục đích giải trí. Có thể khi con ngủ rồi mới bật điện thoại xem.

“Khi con đòi điện thoại, mình không nói không được vì cất giấu đi khiến con tò mò hơn, mình bật sang tin tức, con chọt chọt cảm giác không tìm gì được thú vị nên bỏ luôn, không quan tâm đến điện thoại nữa”- dịch giả Phương Huyên chia sẻ.

Dịch giả Phương Huyên và tác giả sách thiếu nhi Nguyễn Trang đều nhấn mạnh đến yếu tố: khi chọn sách phải xuất phát từ nhu cầu của con, bên cạnh đó quan trọng không kém là hình ảnh và chất lượng nội dung sách thiếu nhi. Một trong những yếu tố tối kị với sách thiếu nhi đó là việc sai chính tả.

“Tiêu chí của tôi là quyển sách không được sai chính tả, hình ảnh minh hoạ đúng. Có một lần tôi đi mua sách viết về hành trình của cánh cam nhưng ảnh minh hoạ sách lại là con bọ rùa”- chị Nguyễn Trang bật cười.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm