Dùng nước khoáng nấu ăn, có phải an toàn tuyệt đối?

Xung quanh việc nước đầu nguồn Nhà máy nước sông Đà (Viwasupco) bị đổ trộm dầu thải với lượng lên đến 2,5 tấn, UBND Hà Nội đã có báo cáo về độ an toàn của nguồn nước. Theo đó các mẫu xét nghiệm nước đều có hàm lượng styrene cao hơn giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Y tế từ 1,3 đến 3,65 lần.

Dù đến 21 giờ ngày 16-10, nhà máy sông Đà đã cấp nước trở lại. Tuy nhiên, các đơn vị phân phối từ chối trả lời về chất lượng nước đã đảm bảo hay chưa. Điều này khiến nhiều hộ dân, thậm chí là trường học nơi đây lo lắng và phải mua nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai để phục vụ sinh hoạt như nấu nướng...

Người dân đổ xô đến siêu thị mua nước về để phục vụ nấu ăn, sinh hoạt. Ảnh: Dân Trí

Trao đổi với PLO, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết nếu sử dụng nước tinh khiết vào sinh hoạt, nấu nướng không gây ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên không vì thế mà thay thế hẳn nước tinh khiết để nấu ăn, vì về lâu dài cơ thể rất có thể bị thiếu đi một số chất khoáng bình thường ở trong nước tự nhiên.

Lý giải điều này, vị giáo sư cho hay nước nếu được lọc hết các chất để trở thành nước tinh khiết thì sẽ giống như nước cất dùng trong thí nghiệm. Cơ thể cần đến 50% muối khoáng và vi chất từ nước nhưng nếu lọc hết thì vô tình sẽ làm cho cơ thể thiếu chất, dễ gây bệnh.

"Tuy nhiên, hiện nay một số đơn vị sản xuất nước tinh khiết mới chỉ sử dụng thiết bị tiệt trùng như tia cực tím để lọc vi khuẩn chứ chưa hoàn toàn tách khoáng. Do vậy, nước này chỉ dừng ở nước tiệt trùng" - vị chuyên gia băn khoăn.

Về vấn đề này, trả lời trên Vnexpress, GS-TSKH Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, cũng nhận định rằng với các loại nước tinh khiết có nguồn gốc đảm bảo an toàn, có thể nấu ăn hằng ngày vì nước này không chứa khoáng chất.

Tuy nhiên, với nước khoáng thông thường, ông khuyến cáo chỉ dùng để uống, không nên sử dụng để nấu ăn mà chỉ nên dùng nước sạch, tinh khiết.

GS Sung phân tích, các loại nước khoáng đã được xử lý và bổ sung các chất có lợi cho cơ thể gồm: magie, canxi, natri, kali... nếu dùng để nấu ăn, trước hết ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Khi nước nấu ở nhiệt độ cao sẽ tác động đến thành phần khoáng sinh ra cặn canxi, nattri... gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là những người thận yếu. 

"Ngoài ra, các chất trong thực phẩm và thành phần khoáng của nước, khi đun ở nhiệt độ cao có thể xảy ra các phản ứng hóa học, không lường hết được tác hại" - GS Sung cho biết thêm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm