Dùng thuốc chưa thử nghiệm trị Ebola

Dùng thuốc chưa thử nghiệm trị Ebola ảnh 1
 Nhân viên y tế có mặt tại sân bay Felix Houphouet-Boigny của Bờ Biển Ngà - Ảnh: Reuters

WHO đưa ra tuyên bố trên sau khi hội đồng chuyên gia của tổ chức này đã kiểm tra mọi khía cạnh.

Theo đó, hội đồng nhất trí rằng việc sử dụng thuốc điều trị hoặc văcxin chưa được thử nghiệm về tính hiệu quả và tác dụng có hại là hợp đạo đức trong bối cảnh hiện tại, tuy nhiên cho biết thêm cần có sự đánh giá thận trọng để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân và tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức như minh bạch trong điều trị, sự tự nguyện, tự do lựa chọn của bệnh nhân.

Đã một tuần kể từ khi tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, WHO vẫn còn lúng túng trước cơn dịch Ebola nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, thừa nhận vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể trả lời về việc thu thập thông tin dịch bệnh, nguồn tài chính hỗ trợ điều trị...

Trong khi đó, tỉ lệ tử vong hiện tại của đợt dịch Ebola ở Tây Phi là 50% với hơn 1.000 người thiệt mạng và trên thế giới không có loại thuốc đã được đăng ký để điều trị căn bệnh này.

Thử nghiệm hay là chết?

Cuộc họp được triệu tập sau khi truyền thông thế giới đưa tin hai nhân viên y tế nhiễm bệnh của Mỹ và một bệnh nhân Tây Ban Nha được điều trị bằng loại huyết thanh chưa thử nghiệm ZMapp của hãng công nghệ sinh học Mỹ Mapp. Trong khi hai bệnh nhân Mỹ phản ứng tốt thì bệnh nhân Tây Ban Nha 75 tuổi vừa thiệt mạng hồi đầu tuần.

Hai bác sĩ Liberia sẽ là những bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng ZMapp sau khi Mỹ cho phép xuất khẩu loại huyết thanh này theo yêu cầu của chính quyền Liberia. 

Trên BBC, Bộ trưởng Thông tin Liberia Lewis Brown giải thích họ không còn lựa chọn nào khác: “Không thử nghiệm chỉ có chết, chắc chắn chết. Chúng tôi biết có thể có rủi ro đi kèm nhưng lựa chọn giữa rủi ro và chết, tôi tin nhiều người sẽ muốn xem rủi ro là gì. Những người bị nhiễm nên có cơ hội được thử nghiệm thuốc nếu họ đồng ý”.

Tuy nhiên vấn đề nan giải không kém là hiện chỉ có khoảng 10-12 liều ZMapp được sản xuất và phía Mỹ cho biết họ đã cạn nguồn lực để sản xuất thêm. Bộ Y tế Sierra Leone cho biết nước này cũng đã yêu cầu xin thuốc thử nghiệm điều trị Ebola ZMapp nhưng chưa rõ số thuốc này có đến được Sierra Leone hay không.

ZMapp được phát triển trên cây thuốc lá, bao gồm các loại kháng thể nhằm tấn công vào bộ gen của virút Ebola để ngăn chúng sản sinh ra các protein gây bệnh, chỉ mới được thử nghiệm trên khỉ và bước vào giai đoạn đầu thử nghiệm trên người đầu năm nay.

Có một số loại thuốc điều trị Ebola được chứng minh hoạt động hiệu quả trên động vật nhưng ZMapp là loại thuốc duy nhất tiến đến được giai đoạn này. Một hướng điều trị khác là sử dụng huyết thanh từ những người sống sót sau khi nhiễm Ebola.

Chạy đua bào chế

Trợ lý tổng giám đốc WHO Marie-Paule Kieny cho biết hai loại văcxin tiềm năng trong việc điều trị bệnh Ebola có thể bắt đầu thử nghiệm vào cuối tháng 9 và để đến cuối năm nay sẽ có đủ thông tin về độ an toàn của thuốc trên đối với con người.

Hai sản phẩm thử nghiệm gồm huyết thanh và các chất kháng virút, trong đó có huyết thanh ZMapp. Dù vậy, nhiều chuyên gia cảnh báo cách duy nhất để biết thuốc có hiệu quả hay không là phải thử nghiệm ở những nước đang bị dịch bệnh.

Bộ trưởng Y tế Canada Rona Ambrose cho biết nước này sẽ tặng 800-1.000 liều văcxin điều trị thử nghiệm Ebola đến WHO để dùng cho khu vực Tây Phi. Đây là loại văcxin thử nghiệm trên động vật được Canada bào chế cách đây vài năm. Theo ông Ambrose, việc sản xuất thêm một số lượng lớn văcxin này sẽ cần từ 4-6 tháng.

Tuyên bố của WHO đã bật đèn xanh cho các hãng dược đẩy mạnh sản xuất thuốc chống Ebola nhưng chưa chắc các hãng này có thể đáp ứng được nhu cầu trong thời gian ngắn. Hãng dược GlaxoSmithKline và các nhà khoa học của Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ sẽ thử nghiệm văcxin Ebola ngay trong tháng sau, trong khi Hãng Johnson & Johnson dự kiến bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối năm tới.

Tuy nhiên, Hãng Profectus BioSciences của Mỹ cho biết thử nghiệm văcxin của hãng trên khỉ cho kết quả tốt nhưng việc thử nghiệm trên người lại là vấn đề “rất khó khăn” vì “chúng tôi thật sự không biết nó an toàn như thế nào và có tác dụng phụ gì không”.

Chậm hai bước

Biện pháp ngăn ngừa duy nhất hiện tại là phong tỏa các ổ dịch, nhất là tại các khu vực biên giới giữa Guinea, Liberia và Sierra Leone, theo lãnh đạo WHO Margaret Chan. Bờ Biển Ngà trước đó đã cấm du khách từ ba nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận dịch Ebola. Thủ tướng Domingos Simoes Pereira của Guinea-Bissau cho biết nước này đã đóng cửa biên giới với Guinea.

Bác sĩ Anja Wolz thuộc Tổ chức Thầy thuốc không biên giới ở nước này cho biết các quan chức đang “chậm hai bước” so với dịch bệnh khi ở nhiều ngôi làng người ta vẫn phát hiện các bệnh nhân chết trong nhà.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng phối hợp đối phó với sự thiếu hụt nhân lực và thiết bị tại các nước có dịch Ebola.

Reuters ngày 13-8 mô tả nhiều bệnh nhân ở trung tâm điều trị Ebola tại Monrovia của Liberia nằm tràn cả ra sân cỏ do không còn chỗ. “Tôi rất yếu, ngực tôi như đang cháy” - bệnh nhân Ceceilia Gbelley nói. Cô Gbelley nhiễm bệnh sau khi chăm sóc người họ hàng đã tử vong vì Ebola.

Theo TRẦN PHƯƠNG (Tuoitre)




Nhân viên y tế có mặt tại sân bay Felix Houphouet-Boigny của Bờ Biển Ngà - Ảnh: Reuters
Nhân viên y tế có mặt tại sân bay Felix Houphouet-Boigny của Bờ Biển Ngà - Ảnh: Reuters

WHO đưa ra tuyên bố trên sau khi hội đồng chuyên gia của tổ chức này đã kiểm tra mọi khía cạnh.

Theo đó, hội đồng nhất trí rằng việc sử dụng thuốc điều trị hoặc văcxin chưa được thử nghiệm về tính hiệu quả và tác dụng có hại là hợp đạo đức trong bối cảnh hiện tại, tuy nhiên cho biết thêm cần có sự đánh giá thận trọng để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân và tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức như minh bạch trong điều trị, sự tự nguyện, tự do lựa chọn của bệnh nhân.

Đã một tuần kể từ khi tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, WHO vẫn còn lúng túng trước cơn dịch Ebola nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, thừa nhận vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể trả lời về việc thu thập thông tin dịch bệnh, nguồn tài chính hỗ trợ điều trị...

Trong khi đó, tỉ lệ tử vong hiện tại của đợt dịch Ebola ở Tây Phi là 50% với hơn 1.000 người thiệt mạng và trên thế giới không có loại thuốc đã được đăng ký để điều trị căn bệnh này.

Thử nghiệm hay là chết?

Cuộc họp được triệu tập sau khi truyền thông thế giới đưa tin hai nhân viên y tế nhiễm bệnh của Mỹ và một bệnh nhân Tây Ban Nha được điều trị bằng loại huyết thanh chưa thử nghiệm ZMapp của hãng công nghệ sinh học Mỹ Mapp. Trong khi hai bệnh nhân Mỹ phản ứng tốt thì bệnh nhân Tây Ban Nha 75 tuổi vừa thiệt mạng hồi đầu tuần.

Hai bác sĩ Liberia sẽ là những bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng ZMapp sau khi Mỹ cho phép xuất khẩu loại huyết thanh này theo yêu cầu của chính quyền Liberia. 

Trên BBC, Bộ trưởng Thông tin Liberia Lewis Brown giải thích họ không còn lựa chọn nào khác: “Không thử nghiệm chỉ có chết, chắc chắn chết. Chúng tôi biết có thể có rủi ro đi kèm nhưng lựa chọn giữa rủi ro và chết, tôi tin nhiều người sẽ muốn xem rủi ro là gì. Những người bị nhiễm nên có cơ hội được thử nghiệm thuốc nếu họ đồng ý”.

Tuy nhiên vấn đề nan giải không kém là hiện chỉ có khoảng 10-12 liều ZMapp được sản xuất và phía Mỹ cho biết họ đã cạn nguồn lực để sản xuất thêm. Bộ Y tế Sierra Leone cho biết nước này cũng đã yêu cầu xin thuốc thử nghiệm điều trị Ebola ZMapp nhưng chưa rõ số thuốc này có đến được Sierra Leone hay không.

ZMapp được phát triển trên cây thuốc lá, bao gồm các loại kháng thể nhằm tấn công vào bộ gen của virút Ebola để ngăn chúng sản sinh ra các protein gây bệnh, chỉ mới được thử nghiệm trên khỉ và bước vào giai đoạn đầu thử nghiệm trên người đầu năm nay.

Có một số loại thuốc điều trị Ebola được chứng minh hoạt động hiệu quả trên động vật nhưng ZMapp là loại thuốc duy nhất tiến đến được giai đoạn này. Một hướng điều trị khác là sử dụng huyết thanh từ những người sống sót sau khi nhiễm Ebola.

Chạy đua bào chế

Trợ lý tổng giám đốc WHO Marie-Paule Kieny cho biết hai loại văcxin tiềm năng trong việc điều trị bệnh Ebola có thể bắt đầu thử nghiệm vào cuối tháng 9 và để đến cuối năm nay sẽ có đủ thông tin về độ an toàn của thuốc trên đối với con người.

Hai sản phẩm thử nghiệm gồm huyết thanh và các chất kháng virút, trong đó có huyết thanh ZMapp. Dù vậy, nhiều chuyên gia cảnh báo cách duy nhất để biết thuốc có hiệu quả hay không là phải thử nghiệm ở những nước đang bị dịch bệnh.

Bộ trưởng Y tế Canada Rona Ambrose cho biết nước này sẽ tặng 800-1.000 liều văcxin điều trị thử nghiệm Ebola đến WHO để dùng cho khu vực Tây Phi. Đây là loại văcxin thử nghiệm trên động vật được Canada bào chế cách đây vài năm. Theo ông Ambrose, việc sản xuất thêm một số lượng lớn văcxin này sẽ cần từ 4-6 tháng.

Tuyên bố của WHO đã bật đèn xanh cho các hãng dược đẩy mạnh sản xuất thuốc chống Ebola nhưng chưa chắc các hãng này có thể đáp ứng được nhu cầu trong thời gian ngắn. Hãng dược GlaxoSmithKline và các nhà khoa học của Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ sẽ thử nghiệm văcxin Ebola ngay trong tháng sau, trong khi Hãng Johnson & Johnson dự kiến bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối năm tới.

Tuy nhiên, Hãng Profectus BioSciences của Mỹ cho biết thử nghiệm văcxin của hãng trên khỉ cho kết quả tốt nhưng việc thử nghiệm trên người lại là vấn đề “rất khó khăn” vì “chúng tôi thật sự không biết nó an toàn như thế nào và có tác dụng phụ gì không”.

Chậm hai bước

Biện pháp ngăn ngừa duy nhất hiện tại là phong tỏa các ổ dịch, nhất là tại các khu vực biên giới giữa Guinea, Liberia và Sierra Leone, theo lãnh đạo WHO Margaret Chan. Bờ Biển Ngà trước đó đã cấm du khách từ ba nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận dịch Ebola. Thủ tướng Domingos Simoes Pereira của Guinea-Bissau cho biết nước này đã đóng cửa biên giới với Guinea.

Bác sĩ Anja Wolz thuộc Tổ chức Thầy thuốc không biên giới ở nước này cho biết các quan chức đang “chậm hai bước” so với dịch bệnh khi ở nhiều ngôi làng người ta vẫn phát hiện các bệnh nhân chết trong nhà.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng phối hợp đối phó với sự thiếu hụt nhân lực và thiết bị tại các nước có dịch Ebola.

Reuters ngày 13-8 mô tả nhiều bệnh nhân ở trung tâm điều trị Ebola tại Monrovia của Liberia nằm tràn cả ra sân cỏ do không còn chỗ. “Tôi rất yếu, ngực tôi như đang cháy” - bệnh nhân Ceceilia Gbelley nói. Cô Gbelley nhiễm bệnh sau khi chăm sóc người họ hàng đã tử vong vì Ebola.

TRẦN PHƯƠNG

Nhân viên y tế có mặt tại sân bay Felix Houphouet-Boigny của Bờ Biển Ngà - Ảnh: Reuters
Nhân viên y tế có mặt tại sân bay Felix Houphouet-Boigny của Bờ Biển Ngà - Ảnh: Reuters

WHO đưa ra tuyên bố trên sau khi hội đồng chuyên gia của tổ chức này đã kiểm tra mọi khía cạnh.

Theo đó, hội đồng nhất trí rằng việc sử dụng thuốc điều trị hoặc văcxin chưa được thử nghiệm về tính hiệu quả và tác dụng có hại là hợp đạo đức trong bối cảnh hiện tại, tuy nhiên cho biết thêm cần có sự đánh giá thận trọng để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân và tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức như minh bạch trong điều trị, sự tự nguyện, tự do lựa chọn của bệnh nhân.

Đã một tuần kể từ khi tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, WHO vẫn còn lúng túng trước cơn dịch Ebola nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, thừa nhận vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể trả lời về việc thu thập thông tin dịch bệnh, nguồn tài chính hỗ trợ điều trị...

Trong khi đó, tỉ lệ tử vong hiện tại của đợt dịch Ebola ở Tây Phi là 50% với hơn 1.000 người thiệt mạng và trên thế giới không có loại thuốc đã được đăng ký để điều trị căn bệnh này.

Thử nghiệm hay là chết?

Cuộc họp được triệu tập sau khi truyền thông thế giới đưa tin hai nhân viên y tế nhiễm bệnh của Mỹ và một bệnh nhân Tây Ban Nha được điều trị bằng loại huyết thanh chưa thử nghiệm ZMapp của hãng công nghệ sinh học Mỹ Mapp. Trong khi hai bệnh nhân Mỹ phản ứng tốt thì bệnh nhân Tây Ban Nha 75 tuổi vừa thiệt mạng hồi đầu tuần.

Hai bác sĩ Liberia sẽ là những bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng ZMapp sau khi Mỹ cho phép xuất khẩu loại huyết thanh này theo yêu cầu của chính quyền Liberia. 

Trên BBC, Bộ trưởng Thông tin Liberia Lewis Brown giải thích họ không còn lựa chọn nào khác: “Không thử nghiệm chỉ có chết, chắc chắn chết. Chúng tôi biết có thể có rủi ro đi kèm nhưng lựa chọn giữa rủi ro và chết, tôi tin nhiều người sẽ muốn xem rủi ro là gì. Những người bị nhiễm nên có cơ hội được thử nghiệm thuốc nếu họ đồng ý”.

Tuy nhiên vấn đề nan giải không kém là hiện chỉ có khoảng 10-12 liều ZMapp được sản xuất và phía Mỹ cho biết họ đã cạn nguồn lực để sản xuất thêm. Bộ Y tế Sierra Leone cho biết nước này cũng đã yêu cầu xin thuốc thử nghiệm điều trị Ebola ZMapp nhưng chưa rõ số thuốc này có đến được Sierra Leone hay không.

ZMapp được phát triển trên cây thuốc lá, bao gồm các loại kháng thể nhằm tấn công vào bộ gen của virút Ebola để ngăn chúng sản sinh ra các protein gây bệnh, chỉ mới được thử nghiệm trên khỉ và bước vào giai đoạn đầu thử nghiệm trên người đầu năm nay.

Có một số loại thuốc điều trị Ebola được chứng minh hoạt động hiệu quả trên động vật nhưng ZMapp là loại thuốc duy nhất tiến đến được giai đoạn này. Một hướng điều trị khác là sử dụng huyết thanh từ những người sống sót sau khi nhiễm Ebola.

Chạy đua bào chế

Trợ lý tổng giám đốc WHO Marie-Paule Kieny cho biết hai loại văcxin tiềm năng trong việc điều trị bệnh Ebola có thể bắt đầu thử nghiệm vào cuối tháng 9 và để đến cuối năm nay sẽ có đủ thông tin về độ an toàn của thuốc trên đối với con người.

Hai sản phẩm thử nghiệm gồm huyết thanh và các chất kháng virút, trong đó có huyết thanh ZMapp. Dù vậy, nhiều chuyên gia cảnh báo cách duy nhất để biết thuốc có hiệu quả hay không là phải thử nghiệm ở những nước đang bị dịch bệnh.

Bộ trưởng Y tế Canada Rona Ambrose cho biết nước này sẽ tặng 800-1.000 liều văcxin điều trị thử nghiệm Ebola đến WHO để dùng cho khu vực Tây Phi. Đây là loại văcxin thử nghiệm trên động vật được Canada bào chế cách đây vài năm. Theo ông Ambrose, việc sản xuất thêm một số lượng lớn văcxin này sẽ cần từ 4-6 tháng.

Tuyên bố của WHO đã bật đèn xanh cho các hãng dược đẩy mạnh sản xuất thuốc chống Ebola nhưng chưa chắc các hãng này có thể đáp ứng được nhu cầu trong thời gian ngắn. Hãng dược GlaxoSmithKline và các nhà khoa học của Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ sẽ thử nghiệm văcxin Ebola ngay trong tháng sau, trong khi Hãng Johnson & Johnson dự kiến bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối năm tới.

Tuy nhiên, Hãng Profectus BioSciences của Mỹ cho biết thử nghiệm văcxin của hãng trên khỉ cho kết quả tốt nhưng việc thử nghiệm trên người lại là vấn đề “rất khó khăn” vì “chúng tôi thật sự không biết nó an toàn như thế nào và có tác dụng phụ gì không”.

Chậm hai bước

Biện pháp ngăn ngừa duy nhất hiện tại là phong tỏa các ổ dịch, nhất là tại các khu vực biên giới giữa Guinea, Liberia và Sierra Leone, theo lãnh đạo WHO Margaret Chan. Bờ Biển Ngà trước đó đã cấm du khách từ ba nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận dịch Ebola. Thủ tướng Domingos Simoes Pereira của Guinea-Bissau cho biết nước này đã đóng cửa biên giới với Guinea.

Bác sĩ Anja Wolz thuộc Tổ chức Thầy thuốc không biên giới ở nước này cho biết các quan chức đang “chậm hai bước” so với dịch bệnh khi ở nhiều ngôi làng người ta vẫn phát hiện các bệnh nhân chết trong nhà.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng phối hợp đối phó với sự thiếu hụt nhân lực và thiết bị tại các nước có dịch Ebola.

Reuters ngày 13-8 mô tả nhiều bệnh nhân ở trung tâm điều trị Ebola tại Monrovia của Liberia nằm tràn cả ra sân cỏ do không còn chỗ. “Tôi rất yếu, ngực tôi như đang cháy” - bệnh nhân Ceceilia Gbelley nói. Cô Gbelley nhiễm bệnh sau khi chăm sóc người họ hàng đã tử vong vì Ebola.

TRẦN PHƯƠNG

Nhân viên y tế có mặt tại sân bay Felix Houphouet-Boigny của Bờ Biển Ngà - Ảnh: Reuters
Nhân viên y tế có mặt tại sân bay Felix Houphouet-Boigny của Bờ Biển Ngà - Ảnh: Reuters

WHO đưa ra tuyên bố trên sau khi hội đồng chuyên gia của tổ chức này đã kiểm tra mọi khía cạnh.

Theo đó, hội đồng nhất trí rằng việc sử dụng thuốc điều trị hoặc văcxin chưa được thử nghiệm về tính hiệu quả và tác dụng có hại là hợp đạo đức trong bối cảnh hiện tại, tuy nhiên cho biết thêm cần có sự đánh giá thận trọng để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân và tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức như minh bạch trong điều trị, sự tự nguyện, tự do lựa chọn của bệnh nhân.

Đã một tuần kể từ khi tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, WHO vẫn còn lúng túng trước cơn dịch Ebola nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, thừa nhận vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể trả lời về việc thu thập thông tin dịch bệnh, nguồn tài chính hỗ trợ điều trị...

Trong khi đó, tỉ lệ tử vong hiện tại của đợt dịch Ebola ở Tây Phi là 50% với hơn 1.000 người thiệt mạng và trên thế giới không có loại thuốc đã được đăng ký để điều trị căn bệnh này.

Thử nghiệm hay là chết?

Cuộc họp được triệu tập sau khi truyền thông thế giới đưa tin hai nhân viên y tế nhiễm bệnh của Mỹ và một bệnh nhân Tây Ban Nha được điều trị bằng loại huyết thanh chưa thử nghiệm ZMapp của hãng công nghệ sinh học Mỹ Mapp. Trong khi hai bệnh nhân Mỹ phản ứng tốt thì bệnh nhân Tây Ban Nha 75 tuổi vừa thiệt mạng hồi đầu tuần.

Hai bác sĩ Liberia sẽ là những bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng ZMapp sau khi Mỹ cho phép xuất khẩu loại huyết thanh này theo yêu cầu của chính quyền Liberia. 

Trên BBC, Bộ trưởng Thông tin Liberia Lewis Brown giải thích họ không còn lựa chọn nào khác: “Không thử nghiệm chỉ có chết, chắc chắn chết. Chúng tôi biết có thể có rủi ro đi kèm nhưng lựa chọn giữa rủi ro và chết, tôi tin nhiều người sẽ muốn xem rủi ro là gì. Những người bị nhiễm nên có cơ hội được thử nghiệm thuốc nếu họ đồng ý”.

Tuy nhiên vấn đề nan giải không kém là hiện chỉ có khoảng 10-12 liều ZMapp được sản xuất và phía Mỹ cho biết họ đã cạn nguồn lực để sản xuất thêm. Bộ Y tế Sierra Leone cho biết nước này cũng đã yêu cầu xin thuốc thử nghiệm điều trị Ebola ZMapp nhưng chưa rõ số thuốc này có đến được Sierra Leone hay không.

ZMapp được phát triển trên cây thuốc lá, bao gồm các loại kháng thể nhằm tấn công vào bộ gen của virút Ebola để ngăn chúng sản sinh ra các protein gây bệnh, chỉ mới được thử nghiệm trên khỉ và bước vào giai đoạn đầu thử nghiệm trên người đầu năm nay.

Có một số loại thuốc điều trị Ebola được chứng minh hoạt động hiệu quả trên động vật nhưng ZMapp là loại thuốc duy nhất tiến đến được giai đoạn này. Một hướng điều trị khác là sử dụng huyết thanh từ những người sống sót sau khi nhiễm Ebola.

Chạy đua bào chế

Trợ lý tổng giám đốc WHO Marie-Paule Kieny cho biết hai loại văcxin tiềm năng trong việc điều trị bệnh Ebola có thể bắt đầu thử nghiệm vào cuối tháng 9 và để đến cuối năm nay sẽ có đủ thông tin về độ an toàn của thuốc trên đối với con người.

Hai sản phẩm thử nghiệm gồm huyết thanh và các chất kháng virút, trong đó có huyết thanh ZMapp. Dù vậy, nhiều chuyên gia cảnh báo cách duy nhất để biết thuốc có hiệu quả hay không là phải thử nghiệm ở những nước đang bị dịch bệnh.

Bộ trưởng Y tế Canada Rona Ambrose cho biết nước này sẽ tặng 800-1.000 liều văcxin điều trị thử nghiệm Ebola đến WHO để dùng cho khu vực Tây Phi. Đây là loại văcxin thử nghiệm trên động vật được Canada bào chế cách đây vài năm. Theo ông Ambrose, việc sản xuất thêm một số lượng lớn văcxin này sẽ cần từ 4-6 tháng.

Tuyên bố của WHO đã bật đèn xanh cho các hãng dược đẩy mạnh sản xuất thuốc chống Ebola nhưng chưa chắc các hãng này có thể đáp ứng được nhu cầu trong thời gian ngắn. Hãng dược GlaxoSmithKline và các nhà khoa học của Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ sẽ thử nghiệm văcxin Ebola ngay trong tháng sau, trong khi Hãng Johnson & Johnson dự kiến bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối năm tới.

Tuy nhiên, Hãng Profectus BioSciences của Mỹ cho biết thử nghiệm văcxin của hãng trên khỉ cho kết quả tốt nhưng việc thử nghiệm trên người lại là vấn đề “rất khó khăn” vì “chúng tôi thật sự không biết nó an toàn như thế nào và có tác dụng phụ gì không”.

Chậm hai bước

Biện pháp ngăn ngừa duy nhất hiện tại là phong tỏa các ổ dịch, nhất là tại các khu vực biên giới giữa Guinea, Liberia và Sierra Leone, theo lãnh đạo WHO Margaret Chan. Bờ Biển Ngà trước đó đã cấm du khách từ ba nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận dịch Ebola. Thủ tướng Domingos Simoes Pereira của Guinea-Bissau cho biết nước này đã đóng cửa biên giới với Guinea.

Bác sĩ Anja Wolz thuộc Tổ chức Thầy thuốc không biên giới ở nước này cho biết các quan chức đang “chậm hai bước” so với dịch bệnh khi ở nhiều ngôi làng người ta vẫn phát hiện các bệnh nhân chết trong nhà.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng phối hợp đối phó với sự thiếu hụt nhân lực và thiết bị tại các nước có dịch Ebola.

Reuters ngày 13-8 mô tả nhiều bệnh nhân ở trung tâm điều trị Ebola tại Monrovia của Liberia nằm tràn cả ra sân cỏ do không còn chỗ. “Tôi rất yếu, ngực tôi như đang cháy” - bệnh nhân Ceceilia Gbelley nói. Cô Gbelley nhiễm bệnh sau khi chăm sóc người họ hàng đã tử vong vì Ebola.

TRẦN PHƯƠNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm