Gạo Việt bán ở nước ngoài 'mất' 1.000 USD/tấn vì...giành khách hàng lẫn nhau

(PLO)- Khi EVFTA có hiệu lực, doanh nghiệp xuất khẩu Việt được nhiều lợi ích, tuy nhiên do cạnh tranh lẫn nhau nên gạo Việt đang bán sang châu Âu với giá thấp.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 25-11, Vụ đa biên (Bộ Công Thương) cùng Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM tổ chức hội thảo “Đánh giá tình hình tận dụng EVFTA, một số FTA khác và kiến nghị giải pháp dành cho các doanh nghiệp”.

Doanh nghiệp Việt giành khách hàng lẫn nhau khiến giá gạo thấp

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết, khi có EVFTA, các DN Việt nhất là DN ngành gạo có cơ hội lớn cạnh tranh sòng phẳng và tăng tốc so với Thái Lan, Campuchia, Myanmar…

Tuy nhiên, do văn hóa thương mại không tốt, kiểu DN Việt xuất khẩu sang thị trường nào là tìm cách hạ giá thành sản phẩm để giành khách hàng lẫn nhau. Điều này khiến gạo Việt có thể bán 2.000 USD/tấn nhưng hiện chỉ có thể bán trên dưới 1.000 USD/tấn.

“Mức giá đó bán tại thị trường Việt Nam là không hề cao. Gạo sạch của Trung An đang bán cho người tiêu dùng tại Việt Nam nhiều năm nay đa số 25.000- 30.000 đồng/ kg (tương đương trên 1.000 USD/ tấn). Như vậy, giá bán vào châu Âu phải từ 1.500- 2.000 USD mới đúng với giá trị thật.

Các DN xuất khẩu gạo Việt có thể lời hơn sau EVFTA, nếu so với giá trị thực thì giá đó chưa đúng với tiềm năng giá trị của gạo sạch Việt Nam” - ông Bình nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Bình cho biết từ năm 2020 Trung An quyết định xây dựng thương hiệu gạo sạch, đồng thời thông báo đến 27 thành viên EU là các thương nhân muốn mua gạo của công ty bao bì phải để tên Trung An.

Qua hai năm nay, gạo sạch Trung An bán rất tốt, nhất là tại thị trường Đức. Giá bán gạo Trung An tại Đức ngang gạo ngon HOM MALI của Thái Lan 42 EU/ 18kg.

Nông sản Việt Nam được giới thiệu kết nối với doanh nghiệp khu vực Mỹ Latinh

Nông sản Việt Nam được giới thiệu kết nối với doanh nghiệp khu vực Mỹ Latinh

Ngành điều khó khăn trong xây dựng thương hiệu

Trong khi đó, ông Vũ Thái Sơn, Công ty CP Long Sơn, cho rằng mỗi ngành nghề có đặc thù riêng. Việc xây dựng thương hiệu cho ngành điều rất vất vả. Cụ thể, cách đây vài năm công ty bán sản phẩm với thương hiệu Long Sơn cho một siêu thị lớn của Mỹ. Sau một thời gian, họ đề nghị đưa thương hiệu của siêu thị lên sản phẩm hạt điều của Long Sơn.

“Nếu chúng tôi từ chối không để thương hiệu của siêu thị trên bao bì sản phẩm thì thiệt thòi. Chưa kể, khi xuất khẩu sang Mỹ phải đảm bảo quy chuẩn đóng gói nên hiện nay chỉ bán được ba, bốn tấn, so với bình thường bán container 17 tấn. Năm ngoái chi phí container tăng vọt, rất may là nay cước phí đã giảm” - ông Sơn kể.

Ông Phạm Đình Thường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Tận dụng Hiệp định thương mại tự do KTP cho biết, thương hiệu gồm nhiều cấu phần, có thể là tên thương mại, có thể là nhãn hiệu sản phẩm.

Về phân phối, DN có thể bán sản phẩm ra thị trường mang tên DN mình hoặc bán cho một nhà phân phối khác mang tên của họ. Đơn cử như các siêu thị thường đặt hàng nhà sản xuất sản phẩm mang thương hiệu của mình.

“Do đó, chúng ta bảo vệ thương hiệu không có nghĩa tên của DN phải xuất hiện đến người tiêu dùng cuối cùng. Thương hiệu có thể chỉ xuất hiện ở mạng lưới nhà phân phối, đây cũng là một cách làm thương hiệu” - ông Thường nhấn mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm