Nông dân Bắc Ninh đưa xơ mướp sang Châu Âu

(PLO)- Đang làm việc ở một ngân hàng lớn tại Hà Nội với mức thu nhập ổn định, năm 2019, anh Tạ Quý Tôn, ‘bỏ phố về làng’ lập nghiệp từ xơ mướp.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Lập nghiệp từ xơ mướp

Đầu năm 2019, Tạ Quý Tôn, xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, lang thang khắp đồng trên, ruộng dưới hỏi thuê mướn đất của địa phương để trồng mướp lấy xơ. Câu chuyện tưởng như đơn giản nhưng bắt tay vào làm anh gặp sự phản đối quyết liệt từ người thân, bạn bè.

Vùng trồng nguyên liệu mướp lấy xơ theo tiêu chuẩn VIETGAP. Ảnh LÊ ĐỒNG

Vùng trồng nguyên liệu mướp lấy xơ theo tiêu chuẩn VIETGAP. Ảnh LÊ ĐỒNG

Nhiều người còn cho anh là ‘gàn dỡ’. Nhưng với quyết tâm, nghị lực và cả chút kinh nghiệm lượm lặt từ ‘trường đời’ anh đã dần thuyết phục được mọi người đồng thuận ý dự án lạ lùng của mình.

Mướp là loài rau quả phổ biến, thường chỉ có giá trị để ăn khi vừa tới, còn già xơ là đồ bỏ. Nhưng trong dự án này, mướp già cho nhiều xơ lại là mục tiêu. Ảnh LÊ ĐỒNG
Mướp là loài rau quả phổ biến, thường chỉ có giá trị để ăn khi vừa tới, còn già xơ là đồ bỏ. Nhưng trong dự án này, mướp già cho nhiều xơ lại là mục tiêu. Ảnh LÊ ĐỒNG

Với sự đồng thuận, góp sức của người thân, Tôn tưởng như đã nắm phần thắng. Vậy nhưng, bắt tay vào công việc anh lại gặp rất nhiều khó khăn, chẳng hạn tìm được giống mướp nào cho ra nhiều xơ, nhưng quả phải to, dài để già xơ dày và mịn.

Công nhân thu hoạch những quả mướp đã cho đủ độ xơ đạt tiêu chuẩn. Ảnh LÊ ĐỒNG

Công nhân thu hoạch những quả mướp đã cho đủ độ xơ đạt tiêu chuẩn. Ảnh LÊ ĐỒNG

Anh Tôn chia sẻ: "Năm 2019 quyết định bỏ việc ngân hàng ở Hà Nội để về quê làm nông nghiệp này, ban đầu tội nhận được sự phản ứng kịch liệt từ anh em, bạn bè kể cả người thân".

Mướp già, vỏ tách rời khỏi ruột xơ là lúc thu hoạch. Trong ảnh, công nhân bóc tách vỏ mướp để lấy xơ. Ảnh LÊ ĐỒNG
Mướp già, vỏ tách rời khỏi ruột xơ là lúc thu hoạch. Trong ảnh, công nhân bóc tách vỏ mướp để lấy xơ. Ảnh LÊ ĐỒNG

Để khởi động, Tôn phải lặn lội đồng dưới, xóm trên tìm người trồng mướp, nhưng không phải lấy quả ăn được, mà thuyết phục chủ vườn để già bán lại cho mình. Lúc đó chẳng có ai tin. "Có người bảo, mướp để già anh không mua thì công sức, tiền của chúng tôi bỏ sông. Cũng có người tin nhưng lại e dè không giám làm. Ban đầu vậy cực đủ đường" - Tôn chia sẻ.

Công đoạn tạo ra các sản phẩm theo thị hiếu của khách hàng. Ảnh LÊ ĐỒNG

Công đoạn tạo ra các sản phẩm theo thị hiếu của khách hàng. Ảnh LÊ ĐỒNG

Sau vài vụ trồng thử nghiệm tại xã Nguyệt Đức, Tôn thấy sản lượng khả quan liền phát triển tiếp. Đến Lúc này, nhiều người thấy cách làm của anh hiệu quả nên bắt tay hợp tác. Diện tích đất trồng mướp lấy xơ cứ thế lan ra và dự án của Tạ Quý Tôn cứ thế truyền tai nhau hết thôn trên, xóm dưới, được nhiều người dân đồng tỉnh ủng hộ làm theo.

Đưa xơ mướp sang châu âu

Ít ai ngờ, xơ mướp là thứ bỏ đi đầy rẫy ở những miền quê nghèo lại được anh Tạ Quý Tôn "phù phép" thành vật liệu đáng giá, làm nên món hàng kinh doanh có giá trị.

. Để có những sản phẩm đạt yêu cầu của khách hàng thì phải trải qua rất nhiều công đoạn và công sức của hàng chục lao động. Ảnh LÊ ĐỒNG

. Để có những sản phẩm đạt yêu cầu của khách hàng thì phải trải qua rất nhiều công đoạn và công sức của hàng chục lao động. Ảnh LÊ ĐỒNG

Tôn cho biết: "Để làm một sản phẩm hoàn thiện đến tay người tiêu dùng, xơ mướp phải trải qua nhiều công đoạn. Đặc biệt, mướp khi trồng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên khách hàng rất yên tâm. Chưa kể, mỗi sản phẩm làm từ xơ mướp đều được trau chuốt tỉ mỉ, có tính độc đáo".

Mỗi loại sản phẩm sẽ có một số bước khác nhau, tuy nhiên đều chung ở các công đoạn như loại bỏ vỏ, hạt, rửa, phơi, cắt, chọn xơ để phù hợp với đặc tính từng loại sản phẩm, may hoặc chế tác và phù hợp với phân khúc thị trường tiêu thụ.

Sau 3 năm khởi nghiệp, hiện, doanh nghiệp của Tạ Quý Tôn đã xuất khẩu sản phẩm làm từ xơ mướp cho khách hàng các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước ở châu Âu. 15 dòng sản phẩm với nguyên liệu từ xơ mướp phủ khắp từ nhà bếp, nhà tắm và đến đồ dùng cá nhân như lót giày, giày dép đi trong nhà, giá bán trung bình từ 4-9 USD/sản phẩm.

Để tạo ra các sản phẩm như bông tắm, đai chà lưng, lót giày và những sản phẩm gia dụng… từ xơ mướp, anh Tôn đầu tư nhiều loại máy móc như máy may, máy ép, máy cắt. Sản phẩm từ xơ mướp đều được sản xuất thủ công, do đó có tính độc đáo riêng.

Hiện doanh nghiệp xơ mướp của anh Tôn tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 20 công nhân, với mức thu nhập từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng/tháng. 80 hộ nông dân liên kết trồng mướp, tổng diện tích 50 héc ta, trải khắp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định cũng hưởng lợi từ ngành hàng mới mẻ này.

Doanh nhân nông nghiệp Tạ Quý Tôn nói: "Tôi xác định chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu. Chính tính độc đáo của sản phẩm xơ mướp tự nhiên đã chinh phục được các thị trường khó tính. Đến nay, trung bình mỗi tháng xưởng xuất khẩu từ 3-5 đơn hàng sang thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, châu Âu với trị giá từ 30.000-40.000 USD/tháng’.

Sản phẩm đa rạng cho nhà bếp, nhà tắm và đồ dùng cá nhân từ vật liệu xơ mướp tưởng như đồ bỏ đi nay đã tới tay khách hàng khó tính ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Châu Âu. Ảnh LÊ ĐỒNG

Sản phẩm đa rạng cho nhà bếp, nhà tắm và đồ dùng cá nhân từ vật liệu xơ mướp tưởng như đồ bỏ đi nay đã tới tay khách hàng khó tính ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Châu Âu. Ảnh LÊ ĐỒNG

Dự định thời gian tới, anh Tôn tiếp tục phát triển thêm nhiều sản phẩm làm từ xơ mướp có tính thẩm mỹ cao, chất lượng tốt và đạt đáp ứng thị hiếu đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Để tiến lên quy mô lớn, việc ưu tiên của doanh nhân trẻ này là xây dựng quy trình hoàn chỉnh từ việc hình thành vùng nguyên liệu, sơ chế đến tìm đầu ra cho sản phẩm, tạo thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm