Hạ nêu không nhất thiết vào mùng 7

(PLO)- Nhiều người cho rằng tục hạ nêu phải được thực hiện vào mùng 7 Tết, thế nhưng theo chuyên gia văn hoá, hạ nêu không nhất thiết phải vào mùng 7.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

"Cây nêu ngày Tết", "hạ nêu" là những cụm từ quen thuộc vào ngày Tết nhưng ít ai biết được rằng cây nêu có nguồn từ đâu và vào ngày nào thì sẽ thực hiện tục hạ nêu.

Vì sao xuất hiện cây nêu vào dịp Tết?

Tương truyền từ xa xưa, quỷ dữ ỷ áp bức và chiếm hết đất đai của con người.

Con người phải thuê đất của quỷ để trồng lúa và phải thoả hiệp với quỹ “ăn ngọn cho gốc”. Nghĩa là quỹ lấy hết thóc, con người chỉ được rơm rạ.

Thấy vậy, đức Phật chỉ dẫn con người chuyển sang trồng khoai lang, thế là mùa vụ đó con người thu hoạch được phần gốc tức phần củ để ăn, còn lại cho quỷ phần ngọn là phần lá. Quỷ mưu mô liền bắt con người đổi sang thoả hiệp “ăn gốc cho ngọn”. Lúc này, Phật lại chỉ con người quay lại trồng lúa.

Do vì 2 vụ liền không thu hoạch được gì, quỷ liền đổi sang “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Thế nhưng lũ quỷ lại trắng tay vì khi đó Phật bảo con người trồng ngô. Đến cuối vụ, ngô cho ra giữa thân, con người thu hoạch phần thân để lại gốc và ngọn cho quỷ.

Không thu được nông sản, quỷ đòi lại đất. Phật bảo con người mua một mảnh đất nhỏ chỉ bằng bóng của một chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre. Thấy chỉ là có mảnh đất nhỏ, bọn quỷ lập tức đồng ý.

Thế nhưng, khi cây tre có chiếc áo treo ở ngọn được dựng, Phật liền hóa phép cho cây tre cao lên tận trời, bóng của áo cà sa dần che kín khắp cả mặt đất. Cuối cùng quỷ không có đất, phải chạy ra tận biển.

Quỷ không khuất phục lại mang quân đánh chiếm lại ruộng đất nhưng Phật lại bảo con người sử dụng vôi bột, lá dứa, máu chó (những thứ mà quỷ sợ) để 3 lần đánh bại lũ quỷ.

Quỷ thua trận và cầu xin Phật mỗi năm cho chúng vài ngày được về đất liền thăm mộ tổ tiên. Phật đồng ý.

Kể từ đó, dịp Tết đến, quỷ lại được về đất liền, người dân dựng cây nêu trước nhà để ma quỷ không bén mảng lại gần phần đất của mình.

b8d223a5172813905cd355c12a0e2f0f.jpeg
Cây nêu dựng trước nhà. Ảnh: NGUYỆT NHI

Thượng nêu, hạ nêu

TS Trần Long, nguyên giảng viên, Trưởng Bộ môn Văn hoá Việt Nam, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM cho biết, nếu nói đến tục hạ nêu thì trước tiên phải nói đến tục thượng nêu.

Thượng nêu tức là trồng một cây tre thật cao, trên ngọn tre sẽ treo một cái nêu (cái nồi) và những vật có thể đuổi được tà ma quỹ dữ (lá có gai, vôi…). Tục thượng nêu phải diễn ra trước đêm 30 và có thể bắt đầu từ ngày 23 (ngày đưa Ông Táo về trời), tuỳ vào tập tục từng vùng miền.

anh4-phu-tho-ho-tran.jpeg
Cây nêu ngày Tết. Ảnh: NGUYỆT NHI

TS cũng cho biết thêm, ý nghĩa từ câu chuyện dân gian cho chúng ta thấy rằng sau đêm 30 đã có thể hạ nêu, vì việc hạ nêu còn phụ thuộc theo tập tục dân gian, theo xác định chủ quyền hoặc theo một suy nghĩ của mỗi người. Do đó, thời gian hạ nêu không nhất thiết phải vào mùng 7 âm lịch.

“Sự thật không có ma quỷ mà là sự thống trị của những kẻ có quyền lực, không đối xử nhân đạo với đồng loại của mình. Còn bản thân cây nêu là hiện thân cho mơ ước chiến thắng của con người, không có cái áo cà sa nào mà có thể rộng lớn như vậy. Đó là ước mơ về sự chiến thắng toàn diện của thế lực của cái thiện đối với cái xấu, đẩy tất cả ma quỷ ra biển, không còn ma quỷ nào ở lại đất liền.

Nhưng có thể rằng, mỗi năm vẫn để cho ma quỷ trở về, đó là tính nhân đạo của tôn giáo. Tức không sát hại, không đưa vào đường cùng và vẫn cho một lần trở về. Từ đây cũng cho thấy con người phải luôn tiếp tục đấu tranh với cái ác, việc dựng cây nêu là minh chứng cụ thể”, TS Trần Long nói.

Cũng theo TS, ngày nay tục thượng nêu, hạ nêu cũng dần mất đi bởi câu chuyện dân gian dần phai nhạt do không còn ai kể cho nhau nghe nữa.

Tuy nhiên, còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tục thượng nêu, hạ nêu dần đi vào quên lãng.

Ý nghĩa cây nêu

Cây nêu là biểu tượng cho sự đấu tranh giữa thiện và ác, cây nêu khẳng định ý thức bảo vệ giữ gìn bình yên cho cuộc sống con người.

TS Trần Long, nguyên giảng viên, Trưởng Bộ môn Văn hoá Việt Nam, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm