Hà Nội hỏa tốc cho học sinh các huyện dừng học tập trung

Ngày 27-2, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng đã kí văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị trực thuộc về việc cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện, thị xã chuyển trạng thái từ học trực tiếp sang học trực tuyến để phòng chống dịch COVID-19. Thời gian từ ngày 28-2 cho đến khi có thông báo mới.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, số ca lây nhiễm cộng đồng cũng như trong các cơ sở giáo dục có xu hướng tăng. Trong khi đó, học sinh trong độ tuổi 5-11 chưa được tiêm vaccine, dẫn đến việc cha mẹ băn khoăn, lo lắng.

Đến lúc này, tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 ở Hà Nội chỉ ở mức xấp xỉ 10% so với tổng số F0, với số tuyệt đối là 17.384 tường hợp, trong đó chỉ 597 ca phải điều trị tại các bệnh viện. Tuy nhiên, phụ huynh băn khoăn về việc để con đến trường học tập trung, thể hiện qua tỷ lệ đồng thuận chưa cao.

Số lớp từ 1 đến 8 ở 18 huyện, thị phải ngừng dạy trực tiếp chuyển sang trực tuyến là 5.199/11.501, chiếm tỷ lệ 45,2%. Ảnh: HOÀNG GIANG

Vì vậy, chính quyền Hà Nội đã thống nhất với đề xuất của Sở GD&ĐT, thông báo chuyển hình thức học ở một số địa bàn từ tập trung sang trực tuyến.

Với quyết định này, từ lớp 1-8 ở 18 huyện, có 5.199/11.501 lớp thị phải điều chỉnh hình thức dạy học, chiếm 45,2%. Còn lại 6.302 các địa phương khác tiếp tục ưu tiên học trực tiếp.

Trước đó, tại phiên họp trực tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương cho biết, sau khi tổng hợp, có nhiều huyện, thị xã đề nghị chuyển hình thức đi học trực tiếp sang học trực tuyến với khối HS lớp 1 đến lớp 6, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi HS chưa được tiêm chủng.

Kết luận phiên họp, Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đề nghị Chủ tịch UBND địa phương cần tiếp tục phát huy hơn tính chủ động, sáng tạo, với mục tiêu cụ thể là đảm phục vụ tốt nhất, nhanh nhất đối với người dân; hướng dẫn người dân phòng, chống dịch thích ứng, linh hoạt…

Người đứng đầu TP nhấn mạnh, có thể điều chỉnh việc đi học trực tiếp của HS các khối kể trên tại các huyện sang hình thức học trực tuyến, để đảm bảo an toàn, theo đề xuất của Sở GD&ĐT.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm