Hình xăm hoa hồng và vết sẹo chiến tranh

Rồi cũng bà đã bế trên tay cô con gái 19 tuổi đã qua đời vì lấy thân mình che đạn cho người thân, trong đó có tôi” - chị Lê Hoàng Thu Hà, một trong những nhân chứng của cuộc tấn công bất ngờ tháng 2-1979 do Trung Quốc tiến hành, nhớ lại.

Trên thể chị bây giờ vẫn còn lưu những vết sẹo từ cuộc tấn công năm y. Chị lớn lên với những câu chuyện kể của bà về những ngày đen tối y. muốn tôi nhớ lại nỗi đau mất mát năm xưa, bà muốn tôi nhớ rằng dì tôi đã chết để cho tôi người thân được sống như thế nào. muốn tôi phải sống hai cuộc đời, cuộc đời của tôi cuộc đời của người dì đã mất tuổi 19 y” - chị xúc động kể.

Năm đó, chị mới là cô bé ba tuổi. Ông ngoại chị là liệt sĩ Hoàng Bình Kim, lúc đó đang là tỉnh đội trưởng tỉnh Cao Bằng. Khi tiếng bánh xe tăng địch lăn trên đường làng, khi tiếng pháo nổ vang khắp nơi… ông phải ra chiến trường chỉ huy trận đánh, còn bà ngoại thì nắm tay đưa con cháu mình chạy giặc.

Trên vết sẹo chiến tranh ấy chị đặt những cánh hoa hồng lên đó mỗi dịp tháng 2 về. Ảnh: VT

“Bà kể bà cùng các dì bế tôi suốt ba ngày băng rừng lội suối, chạy càng xa tiếng bom gầm, đạn nổ càng tốt. Dọc đường bà nhặt được một cục đường mía, tất cả nhường cho tôi cục đường quý giá ấy. Và tôi - đứa bé ba tuổi đã hồn nhiên ngậm nó trong miệng cho đỡ khóc” - chị Hà tâm sự.

Đến ngày thứ ba, gia đình ly tán còn lại của chị gặp phải làn đạn của địch. Bà kéo tất cả vào căn hầm bên hông một quả đồi lánh đạn. Nhưng dì đã đẩy mọi người vào trong và đứng chắn ở cửa hầm. “Dì còn nói vọng vào trong: “Mẹ phải giữ cháu Hà, không để cho nó chết”” - chị Hà nhớ lại.

Tiếng đạn xé trời khiến chị Hà bật khóc, theo tiếng khóc ấy địch cũng nhằm hướng ấy mà nã đạn. Dì chị Hà hứng ngay làn đạn đầu tiên ấy.

Chị Hà vẫn giữ cuốn sổ nhỏ của bà. Bà viết: “Con đã chết trên tay mẹ, nhìn con nấc lên mà mẹ tan nát cõi lòng. Nhưng còn Hải, Hà, Tùng, Huy mẹ cắn răng để khỏi ra tiếng khóc”.

Đạn cũng găm vào tất cả người còn lại trong căn hầm chật chội. Tất cả người có mặt trong căn hầm ấy không ai là không có vết sẹo chiến tranh trên người. Mấy ngày sau, tin dữ từ chiến trường cũng truyền về, ông ngoại của chị đã qua đời trong trận tiền ác liệt quá tương quan lực lượng.

Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, bà ngoại của chị giờ đã về với ông ở nơi chín suối nhưng ký ức chiến tranh và đặc biệt là cái chết của người dì trẻ tuổi vẫn ám ảnh chị đến bây giờ, nhất là khi chị nhìn thấy vết sẹo trên tay mình, vết sẹo trong cuộc chạy loạn năm 1979, vết sẹo mà cha chị phải dùng dao rạch mới lôi được đạn ra.

“Tôi nhớ và đau đớn vô cùng khi nhìn vết sẹo ấy. Và tôi, có lúc đã có ý định sẽ xăm lên vết sẹo đó hình hai bông hoa để làm nhòa đi vết thương chiến tranh và cả nỗi đau mà tôi đã đeo đẳng về nó”.

Hình xăm trên vết sẹo chiến tranh đến nay với chị vẫn chỉ là một điều ấp ủ. Mỗi năm đến dịp này, chị lại đặt lên vết sẹo mình hình những cánh hoa, hình xăm đó không sâu vào da thịt nhưng vẫn cứa rứt chị những ngày tháng 2 về.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới