Nghiện ăn đường cần được xem như một hình thức nghiện ma túy và việc chấm dứt tiêu thụ đường đột ngột cũng tương tự như cắt ma túy, theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Úc được tờ Independent dẫn lại.
Mọi người đều nghĩ đường cũng tác động đến não giống như cocaine và giờ đây một nghiên cứu mới đề nghị hỗ trợ người nghiện đường theo cùng cách chữa trị với người lạm dụng ma túy.
Tiêu thụ đường quá mức sẽ gia tăng mức độ dopamine theo cách giống với các loại thuốc khác như cocaine, theo các nhà khoa học ĐH công nghệ Queensland, Úc trong một nghiên cứu vừa được xuất bản trên 2 tạp chí nghiên cứu nổi tiếng quốc tế PLOS ONE và Frontiers in Behavioral Neuroscience.
Nghiện đường cũng được xem là một hình thức nghiện ma túy. Ảnh minh họa
Theo đó, tiêu thụ đường dài hạn sẽ làm giảm mức độ dopamine (một chất truyền đạt thần kinh điều khiển các trung khu hưng phấn và tưởng thưởng trong não).
Nghĩa là chúng ta cần ăn đường ở mức độ ngày càng tăng để đạt mức tưởng thưởng trong não và tránh các trạng thái tuyệt vọng trung bình.
Một nghiên cứu riêng khác cũng cho thấy lạm dụng đường sucrose theo thời gian có thể gây rối loạn ăn uống và thay đổi hành vi của cá nhân.
Đường góp phần tăng cân trực tiếp, gia tăng mức độ dopamine liên tục, tương tự như khi lạm dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, cocaine và morphine, theo giáo sư khoa học thần kinh Selena Bartlett đến từ Học viện Sức khỏe và Sáng tạo y sinh của trường đại học này.
Không chỉ vậy, “các động vật duy trì mức tiêu thụ đường cao sẽ gia tăng rủi ro tăng cân, rối loạn nghiện ăn ở tuổi trưởng thành và phải đối mặt với các triệu chứng phân tâm học, thần kinh học ảnh hưởng đến động lực và hành vi”.
Kết quả này mở ra một hướng đi mới cho những người quá cân trên toàn thế giới. Selena cho biết thêm các loại thuốc được dùng để điều trị nghiện nicotine cũng có thể được dùng để trị nghiện đường. Champix, chế phẩm thương mại của varenicline dùng để chữa nghiện nicotine đã được Cục quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA) thông qua, sẽ hoạt động theo cùng cơ chế với người đói đường.
Những kết quả này trái ngược với các nghiên cứu trước như nghiên cứu của ĐH Edinburgh năm 2014 cho rằng nghiện đường là một sự phụ thuộc tâm lý tương tự nghiện cờ bạc hơn là phụ thuộc sinh học.
Thuốc cai nghiện ma túy được dùng để cai nghiện... đường
Theo nghiên cứu được đăng trên Neuroscience and Biobehavioral Reviews, không có bằng chứng nào cho thấy con người có thể nghiện các chất trong thức ăn.
TS John Menzies, đồng sự nghiên cứu ở trung tâm sinh lý học tích hợp của trường này, cho rằng xem nghiện đường như một sự nghiện ngập hành vi hơn là nghiện một chất cụ thể sẽ mở ra nhiều cách chữa trị mới.
Nhưng các nghiên cứu mới ở Anh cũng đi đến kết luận như ở Úc. Năm 2015, TS James DiNicolantonio đã xuất bản một bài bình luận trên Here & Now về nguy cơ nghiện đường.
Các nghiên cứu động vật so sánh đường với cocaine cho thấy ngay cả khi để chuột nghiện tiêm cocaine, hầu hết chúng sẽ chuyển sang dùng đường khi được giới thiệu.