Hoa hậu H’Hen Niê dự Lễ hội Văn hoá dân gian Việt Bắc ở Tây Nguyên

(PLO)- Tham dự Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc ở Đắk Lắk ngoài đại diện cơ quan chính quyền còn có Hoa hậu H’Hen Niê.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Từ ngày 31-1 đến ngày 2-2, tại địa bàn xã xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) diễn ra Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc lần thứ 7, năm 2023.

Đại diện của lãnh đạo chính quyền địa phương và đông đảo người dân tham gia. Lễ hội lần này còn có sự góp mặt của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H’ Hen Niê.

Hoa hậu H'Hen Niê tại lễ hội. Ảnh: NY

Hoa hậu H'Hen Niê tại lễ hội. Ảnh: NY

Đặc biệt, tại lễ hội còn có sự tham gia biểu diễn của các câu lạc bộ hát then, đàn tính ở cả trong và ngoài tỉnh như: TP Buôn Ma Thuột, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk); huyện Krông Nô (Đắk Nông)…

Một trò chơi tại lễ hội. Ảnh: HC

Một trò chơi tại lễ hội. Ảnh: HC

Chị Lành Thị Hồng (ngụ thôn 2, xã Cư Êwi) cho biết năm nào chị cũng tham gia lễ hội này. “Năm sự kiện này rất sôi nổi vì có sự tham gia của Hoa hậu H’Hen Niê. Tôi và người dân tham dự rất vui, hào hứng” – chị Hồng chia sẻ.

Hoa hậu H'Hen Niê tham gia thưởng thức ẩm thực tại lễ hội. Ảnh: HC

Hoa hậu H'Hen Niê tham gia thưởng thức ẩm thực tại lễ hội. Ảnh: HC

Còn Hoa hậu H’Hen Niê cho biết lễ hội này có sự kết nối tất cả các dân tộc anh em trong một xã. Hơn hết là quý bà con ở đây rất háo hức, rất đón chờ những tiết mục được trình diễn tại lễ hội.

Một cuộc thi thổ cẩm tại lễ hội. Ảnh: HC

Một cuộc thi thổ cẩm tại lễ hội. Ảnh: HC

Ông Nguyễn Quốc Viện, Chủ tịch UBND xã Cư Êwi, cho biết xã có chín thôn buôn, có 17 đồng bào các dân tộc sinh sống, trong đó có gần một nửa dân số là người dân tộc thiểu số đến từ các tỉnh phía Bắc. Qua nhiều năm gắn bó với mảnh đất này, cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng ổn định và phát triển.

Lãnh đạo Huyện ủy Cư Kuin tặng thư cảm ơn Hoa hậu H'Hen Niê. Ảnh: HC

Lãnh đạo Huyện ủy Cư Kuin tặng thư cảm ơn Hoa hậu H'Hen Niê. Ảnh: HC

Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc lần thứ 7, năm 2023 diễn ra từ ngày 31-1 đến ngày 2-2 tại thôn 4, xã Cư Êwi.

Gói bánh chưng tại lễ hội. Ảnh: NY

Gói bánh chưng tại lễ hội. Ảnh: NY

Sự kiện này có sự tham gia của người dân trên địa bàn xã và một số thôn có đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sinh sống ở xã Ea Ning (huyện Cư Kuin), xã Ea Kênh (huyện Krông Pắk).

Những món ăn đặc sắc tại lễ hội. Ảnh: HC

Những món ăn đặc sắc tại lễ hội. Ảnh: HC

Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ (hát then, sính cọ, hát lượn hà lều); các trò chơi dân gian (tung còn, bịt mắt bắt vịt, nhảy bao bố, đẩy gậy, kéo co…); thi ẩm thực với món heo quay, chuẩn bị mâm cúng ngày Tết…

Lễ hội là hoạt động ý nghĩa nhằm khích lệ tinh thần nhân dân, qua đó góp phần bảo tồn, lưu truyền và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Già Rơ Châm Hyai, làng Mít Jép, xã Ia O (phải), đan áo cho chiêng. Ảnh: TD

Độc lạ đan áo cho chiêng

(PLO)- Bà con người Jrai ở xã Ia O (huyện Ia Grai, Gia Lai) tâm niệm rằng chiêng là hồn cốt dân tộc, là nơi thần trú ngụ nên cần nâng niu, đan áo che chở cho chiêng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm