Khi thuê nhà, chủ nhà hay người thuê nhà phải đi đăng ký tạm trú?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(PLO)- Việc người dân rời quê lên TP thuê nhà để học tập, làm việc là điều khá phổ biến. Vậy khi đi thuê nhà, chủ nhà hay người thuê nhà phải đi đăng ký tạm trú?

1. Đăng ký tạm trú là gì?

Đăng ký tạm trú là thủ tục khai báo thông tin, đăng ký cư trú với cơ quan công an. Việc này nhằm giúp cơ quan công an dễ dàng hơn trong việc quản lý, góp phần đảm bảo trật tự xã hội, an ninh.

2. Khi thuê nhà, chủ nhà hay người thuê nhà phải đi đăng ký tạm trú?

Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để học tập, làm việc hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Như vậy có nghĩa là khi đi thuê nhà, việc đăng ký tạm trú phải do người thuê nhà thực hiện.

Tuy nhiên, đối với trường hợp người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam, chủ cơ sở lưu trú phải có trách nhiệm khai báo tạm trú cho bên thuê nhà theo quy định trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

Thủ tục đăng ký tạm trú online mới nhất năm 2023. Ảnh:
Thủ tục đăng ký tạm trú online mới nhất năm 2023. Ảnh: MINH HOÀNG/Canva

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký tạm trú?

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA). Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, ví dụ như sổ hồng, sổ đỏ, giấy phép xây dựng, hợp đồng về thuê, mua nhà ở…

Cách đăng ký tạm trú mới nhất năm 2023

- Trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã trong giờ hành chính (từ thứ 2 đến thứ 6, và sáng thứ 7 hàng tuần trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định pháp luật).

- Online: Nộp hồ sơ trực tuyến (online) qua cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Trong bài viết này, Kỷ Nguyên Số sẽ hướng dẫn bạn đọc cách đăng ký tạm trú online thông qua cổng dịch vụ công quốc gia, giúp tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt và truy cập vào cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn/, sau đó bấm vào nút Đăng nhập ở góc trên bên phải. Trong trường hợp chưa có tài khoản, người dùng chỉ cần nhấn Đăng ký và làm theo hướng dẫn trong bài viết này.

Đăng nhập vào cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh: MINH HOÀNG
Đăng nhập vào cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh: MINH HOÀNG

- Bước 2: Tại giao diện chính của cổng dịch vụ công quốc gia, người dùng chỉ cần gõ vào khung tìm kiếm từ khóa ‘tạm trú’, sau đó chọn dịch vụ Đăng ký tạm trú - Nộp trực tuyến.

Chọn dịch vụ Đăng ký tạm trú online. Ảnh: MINH HOÀNG
Chọn dịch vụ Đăng ký tạm trú online. Ảnh: MINH HOÀNG

- Bước 3: Tiếp theo, bạn hãy điền đầy đủ các thông tin cần thiết như cơ quan thực hiện, thủ tục hành chính yêu cầu, trường hợp, thời hạn tạm trú đề nghị đến ngày… Lưu ý, các mục có dấu * là bắt buộc nhập, không được bỏ trống.

Điền đầy đủ thông tin đăng ký tạm trú. Ảnh: MINH HOÀNG
Điền đầy đủ thông tin đăng ký tạm trú. Ảnh: MINH HOÀNG

- Bước 4: Tại phần thông tin người đề nghị đăng ký tạm trú, nếu bạn là người đăng ký thì chọn dòng Người khai thông tin là người đăng ký tạm trú, ngược lại hãy chọn Khai hộ.

Người đăng ký tạm trú khai báo thông tin. Ảnh: MINH HOÀNG
Người đăng ký tạm trú khai báo thông tin. Ảnh: MINH HOÀNG

- Bước 5: Ở phần cuối trang, người dùng chỉ cần đính kèm đầy đủ các giấy tờ cần thiết, đơn cử như tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp… bằng cách bấm vào nút Choose Files.

Đính kèm đầy đủ các giấy tờ cần thiết để đăng ký tạm trú. Ảnh: MINH HOÀNG
Đính kèm đầy đủ các giấy tờ cần thiết để đăng ký tạm trú. Ảnh: MINH HOÀNG

- Bước 6: Cuối cùng, bạn hãy lựa chọn hình thức nhận thông báo và kết quả, nên chọn nhận qua email hoặc cổng thông tin để tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

Nhận thông báo và kết quả đăng ký tạm trú qua cổng thông tin. Ảnh: MINH HOÀNG
Nhận thông báo và kết quả đăng ký tạm trú qua cổng thông tin. Ảnh: MINH HOÀNG

Khi nộp hồ sơ đăng ký tạm trú hoàn tất, bạn sẽ được cung cấp một mã hồ sơ tương ứng. Để tra cứu tiến độ xử lý, người dùng chỉ cần bấm vào menu Thông tin và dịch vụ - Tra cứu hồ sơ, sau đó nhập vào mã hồ sơ tương ứng.

Lưu ý, trong trường hợp làm sai thông tin hoặc được yêu cầu đóng lệ phí, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước hướng dẫn.

Tra cứu tiến độ xử lý hồ sơ đăng ký tạm trú. Ảnh: MINH HOÀNG
Tra cứu tiến độ xử lý hồ sơ đăng ký tạm trú. Ảnh: MINH HOÀNG

Như vậy là Kỷ Nguyên Số đã hướng dẫn hoàn tất các giấy tờ cần thiết để đăng ký tạm trú online thông qua cổng dịch vụ công quốc gia, giúp tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Cách gia hạn tạm trú online năm 2023

Cách gia hạn tạm trú online năm 2023

(PLO)- Theo Luật Cư trú 2020, thời hạn tạm trú tối đa là 2 năm. Sau thời gian này, người dân phải tiến hành gia hạn tạm trú online hoặc thực hiện trực tiếp tại công an phường/xã.

Đọc thêm