Không cần thiết phải đội nón chống giọt bắn khi ngồi học

Sau khi kết thúc kỳ nghỉ dài vì dịch COVID-19 thì học sinh THCS, THPT và thậm chí là học sinh tiểu học tại một số nơi đã bắt đầu quay trở lại trường học.

Đeo kính chống giọt bắn, làm vách ngăn khi ngồi học

Chính vì tâm lý lo lắng cho con khi đi học trở lại trong khi dịch bệnh chưa hết khiến cho tại một số nơi xuất hiện những hình ảnh học sinh tiểu học ngồi trong lớp miệng bịt khẩu trang, mặt thì đeo kính chắn chống giọt bắn.

Mới đây nhất là hình ảnh các em học sinh lớp 1.1 Trường Tiểu học Nhị Đồng (phường Dĩ An, TP Dĩ An, Bình Dương) ngồi trong lớp đội nón chống giọt bắn nhìn rất ngột ngạt và nóng bức.

Được biết toàn bộ số nón này được một phụ huynh của lớp tặng cho lớp, để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo đại diện của nhà trường thì nhà trường không trang bị và cũng không bắt buộc các em phải đội nón kháng khuẩn.

Hay như tại Trường THPT Trần Quang Khải, quận 11 đã trang bị 2.400 nón ngăn giọt bắn trong công tác chuẩn bị cho ngày đầu đón học sinh của trường quay trở lại. Nhà trường cũng đã trang bị nhiều bồn rửa tay, nước sát khuẩn ở từng lớp, từng khu vực công cộng. 

Giáo viên Trường THPT Trần Quang Khải, quận 11 phát khẩu trang cho các em học sinh. Ảnh: VD

Không cần thiết phải đội tấm chắn

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm - nội thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết học sinh không cần thiết phải đeo tấm chắn chống giọt bắn liên tục.

"Việc đeo tấm kính chắn này dùng trong trường hợp mặt đối mặt và chăm sóc trực tiếp với bệnh nhân. Còn trong phòng học thì học sinh cùng đều nhìn về một hướng trên bục giảng cho nên không cần thiết. Không những không có tác dụng mà còn gây ra cho các em cảm giác khó chịu, ngột ngạt, thậm chí là gây khó khăn về thị lực.

Tấm chắn này chỉ cần thiết khi ra chơi ngồi nói chuyện với nhau thì gọi là cần đeo một chút để tránh trường hợp ho hay hắt hơi bất ngờ, để ngăn giọt bắn của người khác lên người mình.

Quan trọng nhất vẫn là đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách và không đưa tay lên vùng mũi miệng" - BS Khanh khuyến cáo.


Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm