‘Không có bằng chứng Coca Cola chuyển giá’

Sau cổ phần hóa, các DN này hoạt động bình đẳng với các DN thuộc thành phần kinh tế khác”.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước. Tính đến tháng 9-2015, Việt Nam đã cổ phần hóa 350 DN, sắp tới sẽ đẩy nhanh, đẩy mạnh tiến trình này. DNNN sau cổ phần hóa sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. “Đây là cơ hội tốt cho đối tác nước ngoài tìm hiểu cơ hội mua bán, sáp nhập các DNNN Việt Nam và chúng tôi khuyến khích các tập đoàn nước ngoài tham gia quá trình cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập trong thời gian tới” - Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm.

Cũng tại diễn đàn này, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, cho rằng chính sách nhà nước cần thúc đẩy sự phát triển của các DN nội địa. Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam lại đang trở thành một nơi để các DN đầu tư nước ngoài (FDI) khai thác tối đa lợi thế. DN trong nước không còn dư địa để phát triển, sản xuất.

“Chúng tôi minh bạch, thuế đóng đủ nhưng với các DN FDI, chuyện chuyển giá khá phổ biến” - ông Vũ nói và dẫn chứng Coca Cola ở Việt Nam chuyển giá rất rõ, từ khi vào Việt Nam liên tục báo lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng...

Ngay lập tức, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh đáp: “Anh Vũ nói vậy tôi không đồng tình. Tổng cục Thuế đã đi kiểm tra nhưng không kết luận Coca Cola chuyển giá ở Việt Nam. Khi chưa có bằng chứng thì không thể có kết luận họ chuyển giá được. Tôi đã sang Mỹ, đến cả thủ phủ của Tập đoàn Coca Cola. Tại đây, chủ tịch tập đoàn này cho biết sẽ điều chỉnh chính sách. Từ tháng 7-2015, Coca Cola Việt Nam đã có lãi và họ nói từ nay sẽ liên tục có lãi. Coca Cola là tập đoàn đa quốc gia, không thể áp đặt nói là họ chuyển giá khi không có bằng chứng. Như anh, nếu có ai nói anh trốn thuế mà không có bằng chứng thì anh cũng sập tiệm ngay” - ông Vinh nói.

Ông Vinh cũng nêu quan điểm: “DN Việt chưa mạnh nên cần hỗ trợ nhiều. Nhưng thực sự nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như Samsung hay các nhà đầu tư sản xuất ô tô Nhật vào Việt Nam, họ cũng cần có các DN Việt Nam làm công nghiệp hỗ trợ, cung cấp linh kiện cho họ. Một trong những mục tiêu thu hút vốn FDI là để tạo cạnh tranh thay đổi công nghệ, nếu ta đóng cửa như thời bao cấp… sẽ rất trì trệ”.

TRÀ PHƯƠNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm