Không quân châu Á “khoe hàng” trên bầu trời

Năm nay, với sự tham gia của 1.000 công ty đến từ 47 quốc gia và vùng lãnh thổ, ban tổ chức đã sắp đặt một gian phòng rộng 40.000 m vuông trong nhà và hơn 100.000 m ngoài trời để trưng bày và trình diễn sản phẩm.

Giới quan sát nhận định trong bối cảnh tại châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra nhiều cuộc tranh chấp liên quan đến chủ quyền biển đảo, các hệ thống giám sát và tấn công trên không, trên biển sẽ hút hàng tại triển lãm lần này. Họ cho rằng sự cân bằng sức mạnh quân sự đang dần dần chuyển sang châu Á, nơi nhiều nước bắt đầu tăng cường lực lượng vũ trang.

“Châu Á - Thái Bình Dương cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi và Singapore là một trong những thị trường chủ lực”, Phó chủ tịch Công ty Northrop Grumman David Perry nói. Các chuyên gia dự báo sẽ có nhiều hợp đồng mua máy bay dân sự và quân sự lớn sẽ được ký kết sau triển lãm.

Phi đội bay “Đại bàng đen” (Black Eagle) của Hàn Quốc và phi đội Jupiter của Không quân Indonesia cũng có những màn biểu diễn ấn tượng tại triển lãm năm 2014. Tạm dẹp bỏ bất đồng sau khi hải quân Indonesia đặt tên tàu chiến theo tên của lính thủy đánh bộ đánh bom vào các cơ sở dân sự của Singapore năm 1965, phi đội Jupiter của không quân Indonesia cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Theo H.Bình (The Japan Times, China News/NLĐ) 

South Korean Air force Manoeuver
Đội bay “Đại bàng đen” (Black Eagle) của Hàn Quốc trình diễn. Ảnh: REUTERS

Đội bay “Đại bàng đen” (Black Eagle) của Hàn Quốc trình diễn. Ảnh: REUTERS

Koean T-50 aircraft
KAI T-50B Golden Eagle do Tập đoàn Công nghiệp không gian Hàn Quốc (KAI) phối hợp với hãng Lockheed Martin sản xuất thuộc đội bay Black Eagles. Ảnh: REUTERS
Indonesian Air Force
Màn trình diễn của đội Jupiter của không quân Indonesia Ảnh: REUTERS

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm