Mấy ngày qua, dân cư mạng xôn xao, bất bình trước clip hai anh CSGT vòi tiền bằng cách ghi sai lỗi vi phạm bị bác tài lớn tiếng cằn nhằn… Sự tình đang được cơ quan chức năng làm rõ. Qua đây, tôi lại nhớ câu chuyện của một người bạn vào giữa năm 2013 và muốn chia sẻ rằng mọi người nên tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh.
Hôm ấy, bạn tôi chạy lấn tuyến bị CSGT chặn lại kiểm tra. Bạn tôi quyết định chấp nhận bị lập biên bản rồi đi nộp phạt chứ không tận dụng lợi thế của phụ nữ, dở trò “nước mắt cá sấu”, năn nỉ ỉ ôi để được tha, mặc dù làm như vậy sẽ bị mất thời gian hơn.
Bạn bè biết chuyện đã chia làm hai phe khác nhau. Một bên nói bạn khờ quá, tự dưng làm “người hùng” chi để rước khổ vì chuyện này đâu có to tát gì. Một bên đồng tình với lập luận của bạn: Rất giận trước nạn làm tiền của một số cán bộ công quyền nên không thể tiếp tay sai phạm. Chúng ta có mất thời gian đi nộp phạt nhưng lòng sẽ thanh thản hơn và cũng giúp các cán bộ không có cơ hội làm chuyện xấu.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân, Trưởng BCĐ PCTN TP, đang trao bằng khen cho đại diện các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác PCTN. Ảnh: MC
Tôi ủng hộ ý kiến này. Thực tế, người dân không chỉ bức xúc về chuyện một số CSGT ăn tiền mà họ còn không bằng lòng với rất nhiều cán bộ ở các lĩnh vực khác do có hành vi tương tự. Tôi nhớ có lần bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCM nêu ví dụ là khi ra làm giấy tờ ở phường người dân cũng phải mang theo vài trăm ngàn để “bôi trơn” vì đó là lệ rồi. Tuy nhiên, cũng qua việc này ta thấy rõ rằng nếu người dân không nối tay với các ung nhọt thì chắc rằng các cán bộ có vấn đề khó làm gì được. Khi chúng ta thỏa hiệp với họ thì cả chúng ta lẫn phía bên kia sẽ có thói quen xấu, cuối cùng là xem nó như lẽ đương nhiên. Nhiều tiêu cực được che giấu, dung dưỡng bởi cả hai bên cùng có lợi nên chẳng ai tố ai làm gì.
Do đó, theo tôi, chúng ta cứ bất bình không thì chưa đủ mà phải có những hành động cụ thể chặn đứng các tiêu cực này. Thứ nhất, chấp hành nghiêm các quy định, nếu có sai sót thì chấp nhận chế tài chứ không vì cái lợi của bản thân mà cố ý làm trái. Thứ đến, mạnh dạn đấu tranh với hành vi tiêu cực, không thỏa hiệp, coi nó là chuyện của người khác. Các cán bộ phải nêu gương, có trách nhiệm với nghề nghiệp, đặc biệt với những người làm việc trong những ngành nghề nhạy cảm thì lại càng phải rèn giũa hơn. Về lâu dài, các chế tài với các cán bộ sai phạm phải được thực thi nghiêm túc, không bao che, không để chìm xuồng. Ngược lại, cần tôn vinh những gương người tốt việc tốt. Khi tất cả mọi người đều đồng lòng làm thì tôi nghĩ những sai sót nếu có xảy ra thì cũng sẽ rất ít.
NGUYỄN THIỆN, Trường ĐH Kinh tế - Luật
Có chứng cứ sai phạm thì xử nghiêm Người dân bị lỗi nào thì phải lập biên bản, xử phạt lỗi đó. Tôi biết có nhiều người vi phạm lỗi nặng nhưng xin CSGT ghi lỗi nhẹ để nhẹ tiền phạt và được CSGT đồng ý hoặc phải chung chi. Cách hành xử như vậy sẽ tạo tiền lệ xấu. Hiện nay, tình trạng CSGT nhận hối lộ gây bức xúc trong dư luận. Có những trường hợp chưa được xử lý vì không có chứng cứ cụ thể. Tuy nhiên, với vụ việc có chứng cứ rõ ràng, tôi yêu cầu cơ quan chủ quản điều tra xử lý nghiêm. Nguyễn Văn Trường, phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TP.HCM Cán bộ phải gương mẫu Tôi từng rất cảm động khi thấy một anh CSGT đứng giữa mưa để điều tiết giao thông. Tôi nghĩ đây là cái nghề chịu hy sinh, gian khổ nhiều, đáng được trân trọng. Do đó, tôi mong rằng các anh CSGT sẽ kiên quyết xử phạt vi phạm giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông hơn khi hằng ngày tai nạn đã cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu người chứ đừng rơi vào những chuyện tiêu cực, làm mất đi thiện cảm của người dân. Trần Nhân Phúc,số 237, quốc lộ 13, phường |