Tuy nhiên, trên diện tích đất trước đây ông có xây dựng 44 căn nhà thì vẫn chưa được đo vẽ, giám định giá trị. Sau khi bàn giao tài sản cho người được thi hành án (THA) nếu xảy ra hư hỏng, xuống cấp hoặc phá hoại thì không biết ai chịu trách nhiệm.
“Tôi đã gửi đơn xin hoãn THA lên Chi cục THA dân sự quận 8, cũng như Cục THA dân sự TP.HCM nhưng vẫn chưa nhận được văn bản trả lời. Vậy đối với trường hợp của tôi có được hoãn THA hay không?” - ông Thuận thắc mắc.
Ông Trần Quốc Học, Phó Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự quận 8, cho biết Luật THA dân sự quy định chỉ được hoãn THA khi người phải THA bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên. Hoặc trường hợp chưa xác định được địa chỉ của người phải THA hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải THA không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định. Ngoài ra, có thể hoãn THA khi người được THA đồng ý cho người phải THA hoãn THA (việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn THA do có sự đồng ý của người được THA thì người phải THA không phải chịu lãi suất chậm THA). Hoặc việc THA đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan THA dân sự theo quy định…
Xét trường hợp của ông Thuận không thuộc một trong các trường hợp mà luật quy định được hoãn THA nên cơ quan THA không thể chấp nhận yêu cầu của ông.