Sáng kiến này được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine. Các nhà khoa học tin rằng liệu pháp này cũng có thể được áp dụng để cai nghiện ma túy và mở ra một kỷ nguyên mới trong y học: Số hóa y tế.
Liệu pháp có tên optogenetics. Các nhà khoa học sẽ biến các tế bào thông thường thành tế bào thông minh, thành các “nhà máy” có thể chẩn đoán tiểu đường. Nghĩa là các tế bào này sẽ bị đột biến để sản xuất thuốc kiểm soát insulin. Sau đó, người ta sẽ gắn vào cơ thể một đèn LED không dây cùng với ứng dụng kèm theo trên smartphone.
Trong một cuộc thử nghiệm gần đây thực hiện tại ĐH Sư phạm miền Đông Trung Quốc, các nhà khoa học đã cấy ghép thành công hệ thống trên và kiểm soát được lượng đường của chuột.
Cấy ghép hệ thống đèn LED để kiểm soát lượng đường trên chuột.
Tuy nhiên, họ vẫn cần phải nghiên cứu sâu hơn để biết lượng đường có trong một thể tích máu của từng người là bao nhiêu. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một hệ thống hoàn toàn tự động mà cả bác sĩ và smartphone đều có thể phát hiện ra lượng đường trong máu rồi đưa ra cách điều trị phù hợp.
Theo GS Mark Gomelsky, nhà sinh vật học phân tử tại ĐH Wyoming (Mỹ), tuy chỉ là bước đầu nhưng đây có vẻ là một “thành tựu thú vị”. Ông cũng đặt ra câu hỏi: “Bao lâu nữa thì những người đi đường đeo vòng đeo tay LED thời trang có thể sử dụng nó dưới sự kiểm soát của smartphone để chiếu sáng các tế bào cấy ghép, tìm ra bệnh và có phương pháp điều trị hợp lý”.
Một ngày không xa thôi, chúng ta sẽ có cơ hội chữa bệnh bằng các tế bào thông minh!