Ngược lại, bà N. nói bà với cha của bà H. đăng ký kết hôn từ năm 1988. Lúc đó ông chỉ sống một mình tại căn nhà trên. Và ông còn phải mượn tiền người khác mua nhà nên bà phải gom tiền trả nợ. Bà N. cho rằng căn nhà là tài sản chung của bà với cha bà H. Vì thế bà chỉ đồng ý chia thừa kế cho chị em bà H. phần di sản của cha họ nhưng họ phải trả lại cho bà sáu chỉ vàng trả nợ mua nhà cộng 283 triệu đồng tiền gìn giữ, tôn tạo nhà.
Xử sơ thẩm, TAND quận Tân Bình đã buộc bà N. thanh toán cho chị em bà H. mỗi người gần 190 triệu đồng. Và bốn người con sau của bị đơn với cha bà H., mỗi người hơn 47 triệu đồng. Theo tòa, dù không lập hôn thú nhưng căn cứ vào tờ khai gia đình, khai sinh của các con thì giữa bị đơn và cha bà H. là hôn nhân thực tế. Cha bà H. sống với bà N. trong khi còn tồn tại quan hệ hôn nhân với mẹ bà H. là trái phápluật nên bà N. không được xác định là người thừa kế. Cha bà H. mất, không lập di chúc nên một nửa căn nhà trong di sản của ông được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất như trên.
Sau đó, bà N. kháng cáo. Xử phúc thẩm, TAND TP nhận định giấy tờ nhà đang được thế chấp tại một ngân hàng. Khi biết tài sản bảo đảm có sự tranh chấp, ngân hàng đã đề nghị được tham gia vụ án nhưng cấp sơ thẩm không xem xét là vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Ngoài ra, cấp sơ thẩm chưa xác minh quan hệ về tài sản và nhân thân của những người yêu cầu chia thừa kế…
KINH NGHIỆM PHÁP LÝ Nếu di sản đang là tài sản thế chấp vào thời điểm mở thừa kế thì theo quy định tại khoản 1 Điều 637 Bộ luật Dân sự: ‘‘Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác’’. Theo đó, người nhận thừa kế phải kế thừa nghĩa vụ của người để lại di sản, hoàn thành nghĩa vụ thế chấp. Nếu tài sản thế chấp đã bị xử lý, tại khoản 3 Điều 667 Bộ luật Dân sự quy định: ‘‘Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực’’. Nếu bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ thế chấp trước thời điểm mở thừa kế, bên thế chấp được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, khôi phục đầy đủ các quyền đối với tài sản của mình. |