Giá cước chở hoa đào từ Hải Dương về TP.HCM tăng gấp đôi

Những ngày gần đây, các con đường ở quận Tân Bình, quận 1, quận 3... có nhiều điểm bán ngập tràn hoa trưng tết. Tuy nhiên, lượng khách đến mua vẫn chưa nhiều.

Ông Lại Thế Hưng, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội hoa Đà Lạt cho biết do ảnh hưởng dịch COVID-19 diện tích vụ hoa xuân năm nay giảm 30% so với năm trước, một số hộ nông dân chuyển đổi sang trồng các cây khác.

Từ 15 âm lịch đến 30 tết, dự kiến sản lượng hoa các loại như cúc, lay ơn, ly ly, đồng tiền… phục vụ thị trường hơn 158 triệu cành.

Theo ông Hưng, hoa Đà Lạt cung cấp cho thị trường chủ yếu là hoa cúc phục vụ cúng tết và đang được tiêu thụ tốt.  

Bên cạnh đó, đối với hoa có giá trị cao như lan hồ điệp, địa lan… cách đây vài tháng giữa doanh nghiệp Đà Lạt và các đại lý có thương thảo kí kết nên hầu hết sản lượng hoa của các trang trại lớn được thị trường TP.HCM, Hà Nội đặt hàng tiêu thụ. 

Lan hồ điệp của trang trại YSA Orchid (Lâm Đồng). Ảnh: T.SANG

Tuy nhiên, đối với các hộ nông dân hiện nay phụ thuộc vào thị trường nên phân khúc này vẫn chưa sôi động.

Theo ông Hưng, nhìn chung sức mua năm nay chậm. Cách đây vài ngày vẫn còn các đại lý từ TP.HCM lên tận Đà Lạt thăm vườn để đảm bảo số lượng cung ứng. Việc xác lập hợp đồng tiêu thụ giữa các DN Đà Lạt và đại lý TP.HCM thuận lợi. Do đó, từ 26 tháng Chạp trở đi hoa Đà Lạt sẽ đổ về TP.HCM nhiều.

"Do giá vật tư nông nghiệp, nhân công đều tăng gấp đôi… giá hoa năm nay tăng 15%-20% để phù hợp với giá đầu vào tăng cao chứ không phải do khan hàng.

Đơn cử, hiện giá hoa cúc Đà Lạt tại vườn 3.800-4.000 đồng/cây, trong khi năm ngoái 2.000-2.200 đồng/cây. Hai năm nay người trồng hoa Đà Lạt rất khó khăn nên giá tại vườn mùa tết năm nay khiến bà con phấn khởi” - ông Hưng nói.  

Trong khi đó, ông Vũ Xuân Thu, Chủ tịch Hội đào hoa cây cảnh xã Gia Xuyên, TP Hải Dương cho biết, năm nay có 64 xã viên mang đào vào TP.HCM bán tại sân vận động quân khu 7, công viên  Lê Văn Tám, công viên 23-9 và nhiều nhất là công viên Gia Định với hơn 30 hộ.

Gốc đào rừng ghép được bày bán giá 25.000.000 đồng. ẢNH: TÚ UYÊN

Năm nay, các hội viên phục vụ thị trường TP.HCM khoảng 50.000 gốc, sản lượng giảm 30% so với năm ngoái.

“Gia đình tôi mang vào 3.000 gốc. Tôi trưng bày tại sân vận động quân khu 7 ba ngày và lác đác khách chứ chưa nhiều” - ông Thu chia sẻ.

Theo ông Thu, năm nay chi phí trồng, chăm sóc hoa đào tăng cao, đặc biệt giá cước vận chuyển từ Hải Dương vào TP.HCM tăng gấp đôi.

Ví dụ năm ngoái một chuyến xe 16.00.000 triệu đồng, năm nay tăng lên 30.000.000 đồng. Giá cao nhất 25.000.000 đồng/ gốc, thấp nhất 400.000 đồng/gốc.

“Bà con Hải Dương đổ công sức trồng và chăm sóc theo phương pháp riêng để phù hợp với điều kiện thời tiết của TP.HCM nên chất lượng hoa đào đẹp. Tuy nhiên, việc tiêu thụ tốt hay không vào dựa vào túi tiền của người dân thành phố” - ông Thu nói.

Hoa Đà Lạt "mừng" vì hoa Trung Quốc ít nhập về Việt Nam 

Theo ông Hưng, năm nay do ảnh hưởng dịch nên địa lan, lan hồ điệp Trung Quốc nhập về ít, không ảnh hưởng đến hoa Đà Lạt như mọi năm. Việc này giúp nhà vườn trong nước thuận lợi, giá khá tốt và không bị cạnh tranh.

Hiện địa lan có giá khá tốt 400.000-500.000 đồng/cành. Do ảnh hưởng thời tiết, nhiều vườn hoa địa lan nở sớ, người trồng phải cắt cành để bán nên diện tích sản xuất chậu địa lan không còn nhiều.

“Doanh nghiệp Đà Lạt sản xuất lan hồ điệp, địa lan trong thời gian tới cần tiếp cận công nghệ, phát triển thương hiệu, đẩy mạnh cạnh tranh bởi hoa nhập từ Trung Quốc đẹp nhưng tuổi thọ không bằng Đà Lạt” - ông Hưng nhấn mạnh. 

Hàng triệu cành hoa Đà Lạt thoát nguy cơ làm phân
Hàng triệu cành hoa Đà Lạt thoát nguy cơ làm phân
(PLO)- Sau nhiều tháng đàm phán, Bộ Nông nghiệp và nguồn nước của Úc đã cho phép Việt Nam là nước đầu tiên sử dụng hoạt chất Metsufuron thay thế cho Glyphosate để xử lý cho hoa cắt cành xuất khẩu vào Úc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm