Giải pháp tốt nhất hiện nay là nên trang bị thêm một UPS (Uninterruptible Power Supplier – bộ lưu điện), để giữ cho các thiết bị điện tử được duy trì trong một thời gian ngắn, để bạn lưu lại toàn bộ công việc. Tuy nhiên, trước khi mua UPS thì bạn nên quan tâm một số tiêu chí được đặt ra sau đây.
1) Bao nhiêu cổng cắm là đủ?
Một UPS có rất nhiều cổng cắm, và do đó bạn cần suy nghĩ xem mình cần bao nhiêu là đủ. Nói chung, bạn nên mua các bộ lưu điện có cổng cắm nhiều hơn các thiết bị mà bạn muốn được hỗ trợ bởi UPS, để tiện cho việc sử dụng trong tương lai.
Tuy nhiên, có nhiều bộ lưu điện được trang bị ít nhất tám cổng cắm nhưng giá lại khá rẻ, do họ đã các giảm các pin dự phòng bên trong xuống chỉ còn 4 hoặc 6, và phần còn lại thì không hoạt động bằng điện hay pin. Vì vậy, bạn nên kiểm tra kĩ lưỡng điều này khi đi mua UPS bằng cách cắm thử thiết bị vào toàn bộ các cổng cắm, sau đó tắt điện đột ngột và xem thiết bị nào không duy trì được thì sẽ rõ.
Cuối cùng, nếu bạn đang sử dụng một kết nối dữ liệu không dây, hãy trang bị cho mình một UPS để bảo vệ modem và router nhằm duy trì kết nối lâu hơn.
2) Lựa chọn công suất sao cho đúng?
Nếu các vấn đề về cổng cắm đã được giải quyết, bạn nên xem xét tiếp đến công suất của UPS bao nhiêu là đủ. Vì nếu các thiết bị kết nối cần nhiều năng lượng hơn so với công suất của bộ lưu điện có thể tạo ra, thì các thiết bị sẽ tắt ngay.
Đơn giản là bạn hãy coi UPS như bộ nguồn của máy tính, nếu công suất của nó thấp hơn với nhu cầu cần sử dụng, thì mọi thứ sẽ hoạt động không ổn định. Do đó, bạn cần mua cho mình một bộ Watt Meter (http://goo.gl/Y6Miq8) để kiểm tra mức độ tiêu thụ của các thiết bị mà bạn cần cắm vào UPS.
3) Thời gian duy trì của UPS:
Một số người mua bộ lưu điện chỉ vì họ muốn kéo dài thời gian được vài phút, để tắt các thiết bị đúng cách và lưu lại toàn bộ công việc. Tất nhiên, cũng có những người muốn kéo dài thời gian này lâu hơn. Để tìm ra khoảng thời gian mà một UPS duy trì được, bạn có thể dựa vào công suất tiêu thụ của các thiết bị và sự tương quan trong đồ thị dưới đây. Với cột nằm bên tay trái là khoảng thời gian duy trì (tính bằng phút) và cột nằm ngang bên dưới là công suất tiêu thụ (tính bằng watt). Nếu lượng điện tiêu thụ càng cao thì thời gian càng giảm và ngược lại.
Ví dụ, đối với bộ lưu điện APC BR1000G Pro (http://goo.gl/3y8QRk), nếu thiết bị của bạn tiêu thụ 400 watt thì nó chỉ duy trì được trong khoảng 9 phút, ngược lại nếu lượng điện tiêu thụ chỉ 100 watt thì có thể sử dụng được trong khoảng một giờ.
4) Các tính năng của UPS:
Ngoài chức năng duy trì thời gian sử dụng điện cho các thiết bị, thì UPS còn bao gồm các tính năng ngắt kết nối thông báo pin, cổng cắm USB và một bộ phần mềm có thể được sử dụng thông qua máy tính để tinh chỉnh các thiết lập và theo dõi xem có bao nhiêu điện năng được tiêu thụ.
Có lẽ một số người dùng sẽ không quan tâm đến những tính năng này, tuy nhiên, nếu bạn đang trả tiền cho nó, vậy tại sao lại mua một UPS với các tính năng ít hơn, trong khi những bộ lưu điện khác có nhiều thứ mà giá lại ngang nhau.
5) Chế độ bảo hành thiết bị:
Một bộ lưu điện sẽ đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện tử đắt tiền của bạn, do đó, khi mua một sản phẩm có chức năng quan trọng như vậy, bạn nên quan tâm đến chế độ bảo hành và nhà sản xuất của nó. Điều khoản bảo hành có thể khác nhau, nhưng hầu hết các nhà sản xuất đều hứa hẹn sẽ hoàn trả lại tiền cho các thiết bị UPS bị hư hỏng.
Hi vọng với một số kinh nghiệm nêu trên, bạn sẽ lựa chọn được cho mình bộ lưu điện phù hợp mà giá cả lại phải chăng.