Có rất nhiều lý do chính khiến bạn buồn ngủ sau bữa ăn trưa. Theo WikiHow, cơn buồn ngủ ập đến là bởi vì thức ăn sau khi nạp vào, dạ dày sẽ hoạt động liên tục khiến máu của bạn phải chuyển hết lên não chậm. Cơ thể bạn cũng tiết ra một ít melatonin sau bữa ăn trưa liên quan đến sự giảm nhiệt độ cơ thể xảy ra khoảng 2 đến 3 giờ chiều. Melatonin là một hormone giúp bạn ngủ vào ban đêm.
Thông thường, sau khi ăn xong, ngủ một chút vào buổi trưa sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn vào buổi chiều. Nhưng nếu không có thời gian cho giấc ngủ thì phải làm sao để tránh buồn ngủ sau bữa trưa?
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn tránh được cơn buồn ngủ sau khi ăn trưa:
1. Ăn một bữa sáng lành mạnh
Ăn sáng lành mạnh để đủ năng lượng cho một ngày. Ảnh: Internet
Theo WikiHow, chúng ta không bao giờ bỏ qua bữa ăn sáng vì nó đặt ra tiêu chuẩn năng lượng cho phần còn lại của ngày. Những người không có một bữa ăn sáng phù hợp và đủ chất, họ thường có xu hướng ăn một bữa ăn trưa thịnh soạn và điều này dẫn đến buồn ngủ, bởi "căng da bụng thì chùng da mắt". Vì thế, nếu bạn có một bữa ăn sáng lành mạnh (bao gồm protein và carb) thì bạn sẽ có năng lượng để hoạt động suốt đến tận trưa, tránh mệt mỏi buổi trưa.
2. Tránh những thức ăn nhiều đường và có lượng carbohydrate cao
Bác sĩ y khoa Gabe Mirkin khuyên không nên ăn nhiều khoai tây, gạo trắng, mì ống và bất kỳ loại thực phẩm có đường. Những thực phẩm này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn so với thực phẩm thông thường, tăng sản xuất insulin trong tuyến tụy. Tiếp theo, hàm lượng tryptophan trong não cũng tăng lên và được chuyển hóa thành serotonin. Đó chính là thứ khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ. Chọn một bữa trưa có các món rau, ít ngũ cốc nguyên hạt... để tránh mệt mỏi sau khi ăn.
3. Tránh thức ăn nhanh, đồ chiên
Đa số thức ăn nhanh, chiên rán có thể chứa nhiều đường, muối ăn, chất bảo quản và dầu mỡ. Bạn thường cảm thấy sau khi ăn, năng lượng được bổ sung nhanh nhưng thực chất nó chỉ nhanh chóng cung cấp cho cơ thể một lượng calo nhất định chứ không phải chất dinh dưỡng. Và khi ăn xong bạn sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hóa lượng thức ăn nạp vào, do đó nó sẽ làm cho bạn cảm thấy nặng nề và ì ạch trong bụng.
3. Tránh rượu bia
Không cần phải nói, uống bia hoặc rượu vào bữa ăn trưa sẽ làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn. Rượu là thuốc an thần và thậm chí một ly sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trong thời gian còn lại của ngày. Đặc biệt chú ý nếu bạn là người phụ nữ và bạn phải đi làm thì nên nói không với chất cồn này.
4. Hạn chế uống các thức uống chứa caffeine vào buổi trưa và uống đủ nước
Tránh uống cà phê quá nhiều sau khi ăn trưa. Ảnh: wikihow
Mặc dù caffeine nổi tiếng về khả năng cải thiện sự tỉnh táo nhưng lại gây mệt mỏi ngay sau đó, đặc biệt là khi bạn uống chúng quá nhiều. Vì thế, nếu có thể hãy uống nước. Nước là một lựa chọn tuyệt vời vì nó cũng quan trọng để giữ bạn luôn đủ nước và có thể làm giảm cảm giác mệt mỏi sau khi ăn.
5. Đi bộ sau khi ăn
Để giải quyết cơn buồn ngủ sau khi ăn trưa đang ập đến bạn nên đi bộ ngắn. Bạn có thể đi lang thang xung quanh văn phòng, làm một số việc lặt vặt trong khi bạn đang ở chỗ ngồi của mình. Chỉ cần làm một cái gì đó mà làm cho bạn cảm thấy tích cực. Bằng cách làm này, lượng máu lưu thông sẽ tăng lên và nó sẽ giúp bạn tiêu hóa nhanh thức ăn.
6. Ngủ đủ giấc trong ngày
Cảm giác buồn ngủ của bạn không phải hoàn toàn là do thực phẩm. Nếu bạn không có một chu kỳ giấc ngủ thích hợp trong ngày, bất kể bạn ăn những gì thì cơn buồn ngủ vào lúc trưa sẽ xuất hiện. Mất ngủ có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm cả thiếu tập trung và buồn ngủ vào buổi chiều.
Các triệu chứng mệt mỏi sau khi ăn có thể là do nhiều vấn đề gây nên như tình trạng sức khỏe, ăn nhiều, cách thức lựa chọn bữa ăn, thực phẩm ăn và thậm chí do rối loạn quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu như đã thử hết các phương pháp để hạn chế cơn buồn ngủ sau khi ăn, hiện tượng buồn ngủ vẫn không có dấu hiệu cải thiện. Lời khuyên cho bạn là nên đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe toàn diện. Khi thân thể không khỏe cũng có thể khiến có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ sau khi ăn. Người bị thiếu chất dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường và người bị huyết áp thấp cũng có hiện tượng này.