Lý do cây môn trường sinh lại có tên gọi 'cây câm điếc'

(PLO)- Nhựa cây môn trường sinh có chứa tinh thể canxi oxalat, một lượng nhỏ chất này đủ gây ngứa, nóng rát trong miệng họng, sưng và ngạt thở...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Môn trường sinh được trồng trong nhà vừa làm cảnh vừa tạo mảng xanh, lại có tác dụng lọc không khí.

Tuy vậy, đây là loài cây có chứa nhiều chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi (chó, mèo… rất dễ bị nguy hiểm) nếu vô tình ăn, nuốt hoặc chạm phải nhựa cây.

Nhựa, hoa và quả cây môn trường sinh có độc tính rất mạnh
Nhựa, hoa và quả cây môn trường sinh có độc tính rất mạnh. (Hình minh họa)

Lý do, trong thành phần nhựa cây môn trường sinh có chứa canxi oxalat gây ngứa da, kích thích các phần da nhạy cảm như niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt khi người ăn nhầm hoặc dính phải dịch nhựa của nó, đặc biệt là trẻ em.

Hoa và quả của cây môn trường sinh có độc tính rất mạnh. Nếu da tiếp xúc sẽ bị ngứa, nếu ăn nhầm sẽ làm cho khoang miệng, hầu họng sưng đau, nóng rát, thậm chí làm thương tổn đến dây thanh âm. Trẻ nhỏ sẽ cảm thấy như bị ngạt thở và sẽ nhanh chóng tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Người xưa gọi cây môn trường sinh là trường sinh đốm hay cây câm điếc là có lý do, vì cả người lẫn vật ăn phải đều có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

Trên thực tế, từng có nhiều ca cả người lớn và trẻ em đã phải nhập viện vì ngộ độc do ăn phải, ăn nhầm cây môn trường sinh.

BS NGUYỄN TRƯƠNG MINH THẾ - Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm