Theo Robert Hedrick, một phi công và cũng là luật sư chuyên giải quyết các thảm họa hàng không tại Seatle, Mỹ nói vấn đề đền bù đều có khung luật quốc tế qua các hiệp ước rất rõ ràng. Hiệp ước quốc tế đền bù trong các thảm họa hàng không được quy định rất rõ như tai nạn chết người, bị thương đều có khung giá đầy đủ. Hiệp ước này được ký kết tại Canada năm 1999. Và nó này có giá trị toàn cầu.
Tính ra 227 hành khách trong chuyến bay MH370 gặp nạn mỗi nạn nhân được đền bù 175 ngàn USD thì Malaysia Airlines mất đứt 40 triệu USD. Theo đánh giá của các chuyên gia hãng Blomberg nếu tìm ra nguyên nhân gặp nạn của chiếc máy bay thì tiền đền bù mỗi nạn nhân còn phải cao hơn.
Trong khi đó việc bảo hiểm cho chiếc máy bay B777-200ER có số hiệu chuyến bay MH370 gặp nạn cũng trở nên vấn đề hết sức nan giải bởi mọi chuyện đều phải tìm ra nguyên nhân, tức trục vớt cho được xác máy bay và nghiên cứu hộp đen mới biết nguyên nhân cụ thể.
Một diễn tiến khác cho biết, theo thông tin từ các cơ quan cứu hộ quốc tế và nhất là của Úc và cả Malaysia vùng biển nơi máy bay lâm nạn ở nam Ấn Độ Dương rất khắc nghiệt. Những con sóng cao từ năm đến bảy mét liên tục hình thành, tầm nhìn rất kém, gió cực mạnh.
Độ sâu của vùng biển máy bay lâm nạn từ 7.000 đến 8.000m. Trong khi người nhái chỉ có thể khả năng lặn sau 1.000m. Các thiết bị thì chưa thể tìm tới độ sâu khủng khiếp như thế. Và như thế việc vớt xác máy bay cũng như tìm kiếm được hộp đen là một công việc rất thách thức.
Nhiều khả năng phương án xác định vị trí cụ thể chiếc máy bay nằm sâu dưới đáy biển sẽ dùng các thiết bị quét sóng sonar tối tân nhất.
TP