Môn lịch sử thú vị thế này sao?

(PLO)- Be Asean Citizens là dự án đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử, giảng dạy các kiến thức về Đông Nam Á, ASEAN… khơi gợi niềm hứng thú về việc học môn lịch sử trong các em học sinh.

Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM) vừa tổ chức buổi báo cáo dự án Be Asean Citizens.

Đông đảo học sinh trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM) để tham gia buổi báo cáo. Ảnh: TÚ NGÂN

Chia sẻ tại buổi báo cáo dự án, Thầy Nguyễn Văn Gia Thụy, Phó hiệu trưởng nhà trường ghi nhận sự nỗ lực, và trân trọng thành quả sau 3 tháng miệt mài của các đơn vị trường dành cho dự án Be Asean Citizens.

"Thông qua dự án mong rằng các em học sinh không chỉ tiếp nhận kiến thức lý thuyết của môn sử, mà còn phát triển được các kỹ năng khác như làm việc nhóm, giao tiếp... giúp nhớ lâu hơn những kiến thức cơ bản từ bộ môn sử. Tin rằng đây sẽ là phương pháp học sử phù hợp với các em học sinh trong thời buổi công nghệ hiện nay" - Phó hiệu trưởng nhà trường kỳ vọng.

Thầy Nguyễn Văn Gia Thụy, Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ tại buổi báo cáo.

Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ Lịch sử cho biết dự án nhằm tạo sân chơi cho các em học sinh học môn lịch sử thuộc tất cả các trường THPT ở quận 1 và quận 3.

Nói về ý tưởng của dự án, thầy Đăng Du bày tỏ niềm tự hào khi nhìn thấy học trò của mình trưởng thành, nghiêm túc và hào hứng với môn học này, quan trọng nhất là trang bị kỹ năng hòa nhập với môi trường Quốc tế rộng lớn. Mong rằng các em sẽ có bước tiến xa hơn thế hệ đi trước.

Theo thầy Đăng Du, lịch sử không khô khan, bản thân môn học này rất thú vị, quan trọng mỗi chúng ta có nhận thấy, tìm kiếm được sự thú vị đó hay không. Thầy cô sẽ cố gắng truyền lửa hết mình cho các em, còn việc thắp sáng ngọn lửa yêu thích môn sử sẽ do chính bản thân các em.

Bộ sưu tập thời trang "tái chế" kỳ công của các em học sinh Trường THPT Trưng Vương được chuẩn bị trong 1 tháng.

Em Nguyễn Huỳnh Ngọc Như - lớp 11A13, trường THPT Trưng Vương, cho biết mang đến dự án bộ sưu tập thời trang tái chế tập hợp trang phục của các nước ASEAN với mong muốn tất cả các nước đều chung sống hòa bình, phát triển.

"Khi tham gia dự án này chúng em rút ra được nhiều kinh nghiệm, kiến thức mới, và nhớ lâu hơn với những kiến thức đã được học, em cảm thấy cách học môn lịch sử này vui hơn thay vì chỉ học lý thuyết trên lớp. Mong rằng thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục tạo nên nhiều sân chơi hơn nữa, chúng em sẽ tiếp tục tham gia" - Ngọc Như phấn khởi nói.

Tiết mục múa "Lâm tơi kiệu sào" của dân tộc Lào.

Với vai trò là người dẫn chương trình, em Nguyễn Lê Hồng Nhung - lớp 12A8, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, cho biết tiết mục múa Lâm tơi kiệu sào của dân tộc Lào được tập luyện gấp rút trong 2 tuần. Với sự hỗ trợ của các thầy, cô trong tổ sử của trường.

Nữ sinh bày tỏ sự thích thú khi được tìm hiểu về những trang sử hào hùng của dân tộc nói riêng và thế giới nói chung qua việc thể hiện năng khiếu và sự sáng tạo của thế hệ gen Z, điều này khiến Hồng Nhung có động lực hơn.

Văn hóa của đất nước Indonesia được thể hiện qua tiết mục múa của Trường THPT Marie Curie.

Các em học sinh tự chuẩn bị trang phục, dụng cụ cho các tiết mục trình diễn.

Các em học sinh tỏ ra thích thú reo hò với các tiết mục đặc sắc.

Mô hình tái hiện nền văn hóa của Indonesia, từ kiến trúc, tôn giáo, ẩm thực của các em học sinh Trường THPT Marie Curie.

Những kiến thức về lịch sử Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng sẽ góp phần tạo nên kiến thức nền tảng cho học sinh trong việc hướng tới trở thành một công dân quốc tế trong thời đại hội nhập.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới