Mua thuốc tập trung: Đừng để 'bình mới, rượu cũ'

(PLO)- Trung tâm mua sắm thuốc do TP.HCM lập ra tới đây cần khắc phục những nhược điểm, hạn chế mà trung tâm trước đây từng gặp phải.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Gần chục năm trước, TP.HCM từng thành lập Trung tâm Mua sắm hàng hóa và tài sản công ngành y tế (do Sở Y tế quản lý) nhưng phải giải thể chỉ sau vài năm hoạt động. Chính vì vậy, khi nghe TP.HCM đang xây dựng kế hoạch lập ra trung tâm mua sắm tập trung của ngành y tế (TTMS) thì một số người băn khoăn: Nếu không rút ra được những bài học từ lần thất bại trước thì e rằng TTMS mới cũng chỉ là “bình mới, rượu cũ”.

Cần đánh giá, so sánhcác mô hình mới - cũ

Điển hình, mới đây Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức hội thảo “Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp (DN)”. Giữa cơn bão Việt Á, hệ thống đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế bị nghẽn, TP.HCM đề xuất thành lập TTMS, bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia, cho rằng việc gì cũng sẽ có hai mặt vấn đề. Việc thành lập TTMS vừa có ưu điểm nhưng vẫn còn những điểm cần suy nghĩ, tìm cách khắc phục.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại Bv hồi sức Covid-19 TP Thủ Đức. Ảnh: NGUYỆT NHI

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại Bv hồi sức Covid-19 TP Thủ Đức.

Ảnh: NGUYỆT NHI

Theo bà Ngọc, việc thành lập TTMS sẽ đem lại giá cả hợp lý cho người dân, số lượng thuốc, thiết bị vật tư phong phú và tập trung. Tuy nhiên, nếu một người mua cho một người khác sử dụng (mà không phù hợp) thì sẽ ra sao? Làm thế nào để chuẩn hóa văn bản, tránh việc đầu cơ tích trữ. Vị này lưu ý thêm, thời gian trước đây TP.HCM đã từng thành lập TTMS nhưng không hiệu quả. Vậy bây giờ để đưa mô hình TTMS vào thực thi thì Sở Y tế kết hợp cùng các bên liên quan nên có sự đánh giá, so sánh và tính toán phù hợp giữa các mô hình để làm sao đem lại phương án hiệu quả và lâu dài nhất.

Phải đảm bảo thuốc cho các bệnh viện

Trả lời Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện (BV) Hùng Vương, chia sẻ: Thực trạng hiện nay, lãnh đạo một số BV ở TP.HCM nói riêng cũng như nhiều nơi nói chung đa phần làm về chuyên môn và thường có tâm lý khá e ngại công tác mua sắm, đấu thầu. Vấn đề mua sắm, đấu thầu phải có một đội ngũ chuyên gia thì mới đảm bảo chắc chắn về pháp lý.

“Tôi đồng tình việc TP.HCM có một TTMS để hỗ trợ cho BV, khi đó các bác sĩ sẽ có nhiều thời gian tập trung chăm sóc, lo lắng cho bệnh nhân cũng như phát triển chuyên môn. Hiện nay, ngoài làm chuyên môn, nhiều BV quanh năm suốt tháng phải lo chuyện tổ chức đấu thầu từ thuốc, vật tư y tế cho đến những đồ dùng hành chính, quản trị” - bà Tuyết nói. Vị này cũng lưu ý cần rút ra kinh nghiệm từ việc cách đây vài năm cũng từng mua sắm tập trung nhưng khi đó đã phát sinh những vấn đề vướng mắc, nổi bật là tình trạng không đáp ứng kịp thời công tác mua sắm của các BV.

“Hy vọng TTMS mới sẽ hiệu quả hơn. Lúc trước khi thành lập TTMS tại Sở Y tế, nhân viên đa phần kiêm nhiệm. Lần này TTMS thuộc quản lý của UBND TP nên có sự tham gia của Sở Tài chính, Sở Tư pháp bên cạnh sự chủ trì của Sở Y tế và các nhân viên chuyên trách. Tôi mong điều ấy sẽ giải quyết được mối lo ngại lớn nhất của các BV là tốc độ cung ứng thuốc kịp thời cho các BV” - bà Tuyết nói.•

Tình trạng “lại quả”, “hoa hồng” rất đáng báo động

Theo khảo sát của VCCI được công bố mới đây, có 50% DN cung cấp thiết bị y tế tham gia khảo sát của VCCI đồng ý với nhận định về tình trạng chi trả “hoa hồng” để trúng thầu. Có gần 60% DN trong số này cho đó là “luật bất thành văn”, còn khoảng 30% DN cho biết đã chủ động thực hiện.

Tỉ lệ DN cho biết bị đối xử thiếu công bằng bởi bên mời thầu là các cơ sở y tế cũng cao nhất trong số các đơn vị mời thầu. Theo đó, chỉ trên 30% DN cung cấp trang thiết bị y tế, dược phẩm hoặc trang thiết bị vật tư phòng chống dịch cho rằng họ được cơ quan mời thầu đối xử công bằng. Điều này có thể hiểu là có tới 70% DN cho rằng cách ứng xử của cơ quan mời thầu là chưa được như kỳ vọng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm