Muốn tranh tụng tốt, KSV phải chuẩn bị kỹ

Bên cạnh đó, ngành kiểm sát TP cũng rút kinh nghiệm một số thiếu sót sơ đẳng như: Kiểm sát viên (KSV) nhầm lẫn giữa xét hỏi và tranh luận; đặt câu hỏi có nội dung trùng lắp; khi phát sinh tình tiết mới không có trong hồ sơ thì chưa bình tĩnh xử lý; khả năng hùng biện chưa cao; có tâm lý run nếu phòng xử có nhiều đồng nghiệp theo dõi...

Theo các đại biểu, nguyên nhân chủ yếu là do KSV chưa chuẩn bị tốt nên thường ở thế bị động, lúng túng khi tranh luận tại phiên tòa. Một số KSV có quan niệm không đúng khi cho rằng việc xét hỏi tại tòa là trách nhiệm của HĐXX, còn KSV chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cáo trạng và kiểm sát tuân theo pháp luật. Đồng thời, các KSV không thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật, trau dồi kỹ năng ứng xử, phản ứng tại tòa...

Ông Trần Nam Thắng (Phó Viện trưởng VKSND quận Gò Vấp) kể có phiên tòa lừa đảo chiếm đoạt tài sản, KSV chỉ hỏi bị cáo một câu duy nhất: “Bị cáo có ý thức chiếm đoạt từ trước hay sau khi lấy tiền?”. Bị cáo trả lời: “Có ý thức từ trước”. Thế là xong và KSV kết thúc chuyện xét hỏi. Từ chuyện này, ông Thắng cho rằng cái cần là ý thức nâng cao tay nghề của từng KSV trong từng vụ án.

Ông Lê Anh Minh (Phó Trưởng phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án sơ thẩm hình sự về trật tự xã hội VKS TP) nhận xét KSV phải chú ý xem HĐXX đã hỏi rõ hết các vấn đề chưa để tiếp tục hỏi cho rõ.

PHAN THƯƠNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm