Mỹ phát triển tàu ngầm khó phát hiện nhất thế giới

Theo hãng tin Sputnik (Nga), trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng, chuyên gia quân sự Igor Kudrin đã tiết lộ về loại tàu ngầm mới này.

Được truyền thông Mỹ gọi là “tàu ngầm thế kỷ 21”, tàu ngầm hạt nhân lớp Columbia sẽ dần thay thế các tàu ngầm chiến lược lớp Ohio được đóng trong thập niên 1980 và 1990. Mỹ dự kiến đóng 12 loại tàu loại này, chiếc đầu tiên sẽ được biên chế vào năm 2021.

Tàu ngầm USS Maryland lớp Ohio của hải quân Mỹ

Tàu ngầm USS Maryland lớp Ohio của hải quân Mỹ. Ảnh: Sputnik

"Tàu ngầm loại mới luôn kế thừa thành quả và kinh nghiệm từ các dự án trước. Trong trường hợp của Columbia, nó sẽ bù đắp những thiếu sót của lớp Ohio. Tàu sẽ được trang bị hệ thống điện tử hiện đại hơn, cùng với đó là phiên bản nâng cấp với tầm bắn xa của tên lửa Trident" - chuyên gia quân sự Igor Kurdin nhận định.

Tàu ngầm lớp Columbia có thể mang được 16 tên lửa đạn đạo Trident D5. Tên lửa này giúp hải quân Mỹ và Anh duy trì khả năng răn đe hạt nhân với số lượng tàu ngầm ít hơn trước và có độ chính xác như các tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền.

Tàu ngầm lớp Columbia dài 171 m, sử dụng một loạt tổ hợp động lực hiện đại, bao gồm lò phản ứng hạt nhân, động cơ điện và hệ thống đẩy phản lực dòng nước. Lớp Columbia được kỳ vọng là mẫu tàu ngầm phát ra tiếng ồn thấp nhất và khó phát hiện nhất thế giới của Mỹ.

Đầu tháng này, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Frank Kendall đã chính thức ký hợp đồng ưu tiên để đặt mua 12 tàu ngầm lớp Columbia với trị giá tới 125 tỉ USD. Đặc biệt, Hạ viện Mỹ cũng thông qua khoản chi 773 triệu USD cho việc nghiên cứu phát triển dự án này. Quá trình đóng tàu dự kiến bắt đầu vào năm 2021.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm