Nga phát triển phương pháp mới trị nhiễm xạ nặng

Thông thường, bệnh nhân nhiễm xạ cấp tính được điều trị bằng cách ghép tủy xương. Tuy nhiên, phương pháp này phức tạp và kéo dài, do khó tìm người cho toàn bộ hoặc một phần tủy xương tương thích, trong khi việc bảo quản tủy xương rất khó khăn.

Tại Trung tâm nghiên cứu bức xạ y tế Obninsk của Nga, các nhà khoa học đã sử dụng tế bào gốc trung mô (MSC) để loại bỏ lượng bức xạ gây chết người trong cơ thể bệnh nhân.

Các công nhân của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Các thử nghiệm tại trung tâm đã khẳng định hiệu quả của liệu pháp truyền MSC vào cơ thể bị tổn thương bên trong vì bức xạ. Hiện tại, trung tâm đang sử dụng liệu pháp này để điều trị lâm sàng cho bệnh nhân ung thư sau quá trình xạ trị. Trung tâm cũng đã có ngân hàng MSC hoàn chỉnh và sẵn sàng giúp Nhật Bản sử dụng MSC để điều trị các trường hợp bị nhiễm xạ nặng sau sự cố hạt nhân mới đây ở quốc gia Đông Á này.

Ở người lớn, MSC tồn tại với khối lượng nhỏ trong tất cả các mô liên kết như sụn, xương và chất béo, nhưng nhiều nhất là trong tủy xương. MSC có thể được sử dụng để truyền cho bất kỳ bệnh nhân nào mà không sợ gây phản ứng từ chối.

Trong phòng thí nghiệm, MSC được thu gom bằng cách đưa một lượng tủy xương nhỏ vào môi trường đặc biệt. Sau tám ngày, các tế bào tủy xương được nhân lên, keo hợp thành khối để sử dụng.

Năm 1968, nhà bác học Liên Xô Aleksandr Friedenstein trở thành người đầu tiên trên thế giới phát hiện và tìm cách nhân MSC. Từ đó đến nay, hướng mới này được tích cực nghiên cứu ở Nga nhằm tìm cách nuôi và cấy ghép các MSC.

Hiện nay tế bào gốc trung mô còn được tích cực sử dụng để điều trị những căn bệnh khác nhau như tiểu đường, đau tim, đột quỵ, suy tim thiếu máu. Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước châu Âu cũng đang thử nghiệm dùng MSC để chữa bệnh.

Theo TTXVN/Vietnam+

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới