Nghiên cứu cho thấy nước mưa hiện không an toàn để uống

(PLO)- Rất nhiều người hiện vẫn còn giữ thói quen hứng nước mưa và uống trực tiếp (chưa qua xử lý), đặc biệt là ở các khu vực thường xuyên xảy ra khô hạn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy nước mưa hiện nay đã không còn an toàn để uống bởi chúng có chứa hóa chất vĩnh viễn (chất per- và poly-fluoroalkyl, hay còn được gọi là PFAS).

PFAS tồn tại lâu dài trong môi trường và cơ thể con người, không bị phân hủy và có thể tích tụ theo thời gian. Nhiều bằng chứng cho thấy việc phơi nhiễm PFAS sẽ khiến chúng ta bị ung thư và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Hóa chất vĩnh viễn được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, từ đóng gói thực phẩm, đồ điện tử, thậm chí cả mỹ phẩm và dụng cụ nấu ăn. Tuy nhiên, có vẻ như những hóa chất này hiện đang hòa lẫn vào nước mưa và khiến chúng không còn an toàn để uống. Các nhà nghiên cứu nói rằng vấn đề này ảnh hưởng đến rất nhiều khu vực trên thế giới, thậm chí ở cả Nam Cực.

nuoc-mua

Nước mưa là nguồn nước rất quan trọng đối với nhiều quốc gia. Ảnh: Adobe

Nước mưa đóng vai trò rất lớn trong hệ sinh thái đối với một số quốc gia, tuy nhiên, PFAS đang khiến nước mưa trở nên độc hại. Việc uống nước mưa (chưa qua xử lý) sẽ không khiến bạn gặp nguy hiểm ngay lập tức, tuy nhiên, nó sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như ung thư.

Chưa kể việc uống nước mưa trong thời gian dài còn có thể khiến cơ thể bị thiếu khoáng chất, chất dinh dưỡng, làm giảm khả năng đề kháng, hệ thần kinh bị ảnh hưởng do nước mưa thiếu các chất quan trọng như sắt, canxi, muối...

Hiện tại các kĩ sư đã phát minh ra hệ thống lọc khử muối trong nước chỉ với một lần nhấn nút. Nếu sử dụng công nghệ tương tự để loại bỏ các chất độc hại, chúng ta có thể triển khai rộng rãi hệ thống lọc nước an toàn cho các quốc gia dựa vào nước mưa.

Tuy nhiên, liệu chúng ta có thể tìm ra cách loại bỏ hoàn toàn những hóa chất đó khỏi môi trường hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm