Ngôi nhà thích ứng khí hậu ba miền ở Quảng Nam

The Water House có diện tích 175 m2 tọa lạc xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, Quảng Nam. Đây là vùng đất miền Trung đầy nắng đầy gió, quanh năm chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Người dân nơi đây đã quen với một mùa khô hanh kéo dài và một mùa mưa dai dẳng quanh năm.

Điều kiện tự nhiên và khí hậu khiến con người nơi đây phải sáng tạo nên những ngôi nhà đón đủ nắng gió, hài hòa với thiên nhiên và thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Nhóm KTS CIA Design Studio đã thực hiện thành công điều đó với The Water House.

The Water House ở Quảng Nam.

Nhà phố tại các đô thị lớn thường có diện tích nhỏ, được xây dựng gần sát nhau. Nếu không có giải pháp thiết kế và hệ thống đường giao thông tốt thì ngôi nhà sẽ rất tối và ngột ngạt do thiếu ánh sáng, không khí.

Trên mảnh đất hình chữ nhật, nhóm KTS Nguyễn Tiến Chung, Trần Trung và nhóm thiết kế Lê Đức Tú Sinh, Trương Vĩnh Hoàn, Trương Hùng Lĩnh, Phan Nguyễn Thanh Trúc đã tách thành hai khối độc lập nhưng kết nối với nhau bởi không gian đệm.

KTS tách hai khối hình chữ nhật được kết nối bên ngoài và bên trong bởi không gian đệm.

 Lấy gió mát của dòng sông phía sau và đưa hơi nước từ hồ trung tâm làm mát khắp toàn bộ ngôi nhà.

Vùng đệm là hiên nhà và giếng trời được đặt tại trung tâm. Không gian chính bao gồm khu vực sinh hoạt và ăn uống, phần phía sau liền kề là ba phòng ngủ và khu vực vệ sinh.

KTS còn nghiên cứu kỹ từng chi tiết về khí hậu, hướng nắng và quỹ đạo di chuyển của mặt trời để đề xuất các giải pháp thu thập ánh sáng tự nhiên, che ánh sáng mặt trời ở phía tây của công trình.

Ngôi nhà hứng trọn ánh nắng và gió từ hồ bơi và biển gần đó.

Nội thất chủ yếu làm bằng gỗ tạo sự tiện nghi, mát mẻ.

Ánh sáng tự nhiên tràn ngập phòng khách.

Nội thất gỗ tự nhiên tạo cho ngôi nhà không gian ấm áp.

KTS đã xẻ một khe sáng dọc theo tường biên phòng khách nhằm lấy ánh sáng nhiều nhất.

KTS đã xẻ một khe sáng dọc theo tường biên phòng khách nhằm lấy ánh sáng nhiều nhất cho không gian sinh hoạt phòng khách và bếp. Không gian này sẽ thay đổi tùy theo ánh sáng của mặt trời mỗi ngày, mỗi mùa trong năm. 

Mái hiên của The Water House sử dụng lam chống nắng.

Giải pháp của KTS tạo ra trong công trình này là trồng càng nhiều cây càng tốt để ngăn chặn bức xạ nhiệt, sử dụng một hành lang lam che nắng bọc mặt trước và mặt hông công trình. Sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ và đá không chỉ để giảm hấp thụ nhiệt mà còn tăng vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu địa phương.

Về khía cạnh nội thất, từ nội thất cũ mà gia chủ đã sử dụng đậm chất địa phương, kết hợp tinh tế hơn với các món đồ mới và không mất đi bản sắc của nó. Tất cả gỗ sofa, bàn ăn hoặc giường đều được làm từ gỗ tự nhiên. Ngôi nhà được phủ bằng một màn dây leo từ trên mái xuống.

Ngăn cách giữa hai gian nhà ở phòng khách.

Phòng ngủ thoáng đãng, ít vật dụng cho không gian thoải mái.


Cửa trượt bằng gỗ được sử dụng nhiều để các gian phòng rộng rãi và thông thoáng hơn.

KTS đã khai thác triệt để hồ bên hông nhà nhằm đưa lượng hơi nước mát mẻ tỏa khắp ngôi nhà. Khung cửa lớn giúp tạo ra góc nhìn tuyệt vời để chiêm ngưỡng cảnh quan xung quanh.

KTS khai thác triệt để lượng hơi nước từ hồ bơi làm mát ngôi nhà mỗi khi trời nắng nóng.

Các mặt của ngôi nhà đều được trồng nhiều cây để ngăn chặn bức xạ nhiệt.

Kết hợp với lam chống nắng là hệ thống cây leo.

Phòng ngủ như ở giữa vườn cây xanh nhờ bức tường kính trong suốt.

Chủ nhà sẽ luôn cảm thấy thoải mái, bình yên khi trở về nhà.

Phòng tắm được bố trí một cách tiện nghi và thuận lợi nhất.

The Water House là ngôi nhà mà KTS đã giải quyết được bài toán liên kết giữa con người với thiên nhiên. Đặc biệt là tiết kiệm diện tích sử dụng hết mức để có được những không gian rộng, xanh mát, tiết kiệm năng lượng trong cách ứng dụng tối ưu vật liệu truyền thống vào công trình.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới